ClockThứ Ba, 02/01/2018 06:43

Nhiều mục tiêu đặt ra cho nông thôn mới

TTH - Không chỉ các xã điểm mà hầu hết các địa phương đều “khoác lên mình chiếc áo mới”. Tư duy phát triển kinh tế của người dân, chính quyền địa phương cũng thay đổi.

Xây dựng nông thôn mới ở Quảng ThànhQuảng Điền: Hỗ trợ 55 triệu đồng cho hộ nghèo ngập sâuQuảng Điền: 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được trao giảiQuảng Điền cần phát huy vai trò người đứng đầuQuảng Điền: Năng suất lúa hè thu bình quân đạt 62 tạ/ha

Xây dựng đường bê tông nông thôn ở Quảng Phú (Quảng Điền)

Cơ hội làm giàu

Gia đình anh Đặng Duy Phú ở xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) cách đây mấy năm vẫn còn nhiều khó khăn. Từ ngày địa phương triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), mở rộng đường bê tông liên thôn, xã, đường nội đồng, anh Phú mạnh dạn đấu đất ruộng hơn 1,2 mẫu để trồng lúa.

Anh Phú kể: “Ngoài nhận thêm ruộng, tui đầu tư mua sắm thêm máy cày, máy gặt phục vụ làm đất gieo cấy và thu hoạch. Từ khâu cày, gặt đập, vận chuyển lúa về nhà đều sử dụng máy móc cơ giới nên không mất nhiều sức lao động như trước. Năng suất và chất lượng sản phẩm nhờ đó ngày càng tăng. Mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng từ lúa”.

Anh Phú còn chung vốn với một số người thân mua sắm thêm hai máy gặt đập liên hợp trị giá 1,5 tỷ đồng, trong đó một nửa vay ngân hàng không tính lãi. “Ngày trước làm nông gian khó nhiều rồi! Bây giờ được Nhà nước tạo điều kiện cho vay không tính lãi thì phải mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình”, anh Phú chia sẻ.

Chị Trần Thị Mây xã Phong Bình (Phong Điền) phấn khởi kể từ khi địa phương triển khai chương trình xây dựng NTM. Các loại nông sản của chị và người dân ở quê làm ra rất dễ tiêu thụ. Đường sá thuận lợi nên nhiều hộ không nhất thiết phải chờ lái buôn về mua lúa mà vận chuyển đến tận các đại lý, cơ sở tiêu thụ để bán nên giá cao hơn.

“Chỉ cần mất chục phút đi bằng xe thồ, nông sản có mặt tại chợ. Các mặt hàng nông sản như lúa, dưa hấu, khoai lang, ớt... cũng được giá hơn từ  1.000 đồng đến vài ngàn đồng/kg”, chị Mây bộc bạch.

Mô hình trồng bưởi ở Phong Thu (Phong Điền) cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha

Có chợ, đi kèm với việc xuất hiện nhiều mặt hàng thiết yếu. Người dân địa phương hạn chế việc phải mất cả buổi, thậm chí cả ngày đến tận thành phố, hay các chợ trung tâm huyện, thị để mua sắm. Mấy năm gần đây, hàng chục ngôi chợ được đầu tư xây dựng đã giải quyết tình trạng “chợ xép”, họp chợ lấn chiếm lòng lề đường gây ảnh hưởng đến trật tự, giao thông...

Từ khi triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh xây dựng hàng chục nhà văn hóa xã, trị giá 3-5 tỷ đồng/nhà và hàng chục nhà văn hóa thôn, mỗi nhà 100 triệu đến vài trăm triệu đồng.

Ông Trần Lộc ở xã Hương Giang bộc bạch: Nhà văn hóa cộng đồng còn là nơi diễn ra các cuộc giao lưu, văn nghệ quần chúng, thể thao, giải trí giữa các thôn, bản, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người dân, không chỉ ở vùng cao Nam Đông mà cả các vùng miền khác.

Hàng chục ngôi trường, trạm y tế ở các vùng nông thôn được xây dựng khang trang, ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất. Chẳng hạn Trường THCS Hải Dương (thị xã Hương Trà) đã được xây mới hai tầng. Một số phòng học xuống cấp đã sửa chữa. Các trang thiết bị dạy học cũng được mua sắm đảm bảo đạt chuẩn. Nhà trường phối hợp với ngành điện triển khai khắc phục đường dây điện đi qua phía trước sân sẽ đủ tiêu chí đạt chuẩn quốc gia.

Chế biến nước mắm ở Quảng Công

Phấn đấu thêm 41 xã, 2 huyện đạt chuẩn NTM

Ông Phạm Quyền, Phó Chánh Văn phòng CTMTQGXDNTM tỉnh cho rằng, bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, chương trình XDNTM trên địa bàn tỉnh  cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí còn lúng túng; có địa phương tự bằng lòng với kết quả vừa đạt được.

Một số xã đã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 - 2015 không tiếp tục nỗ lực duy trì, phấn đấu đạt theo chuẩn mới. Các tiêu chí về phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất ít chuyển biến, chất lượng chưa cao và không bền vững. Việc đầu tư xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập mang lại hiệu quả chưa cao.

Để thực hiện thắng lợi CTMTQGXDNTM, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có thêm 41 xã và 2 huyện đạt chuẩn NTM, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể cần tập trung lãnh, chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm.

Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM, tỉnh yêu cầu nâng cao chất lượng các tiêu chí, nhất là các tiêu chí về thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn. Huy động mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng bền vững, phù hợp với đặc điểm của các vùng, địa phương. Các địa phương xây dựng các khu dân cư kiểu mẫu có môi trường sống xanh, sạch, đẹp; bảo đảm các tiêu chí về tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập, an ninh trật tự; đời sống vật chất, tinh thần của người dân xếp loại khá.

Đối với các xã chưa đạt chuẩn cần rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương và khả năng huy động nguồn lực. Quy hoạch, đề án xây dựng NTM phải gắn với sản xuất, quy hoạch khu dân cư và phù hợp với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, bảo đảm thu hút người dân tham gia.

Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn, vận động người dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống gắn với việc xây dựng mỗi làng một nghề và sản xuất công nghiệp ở các địa bàn có điều kiện để nâng cao thu nhập cho người dân. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, doanh nghiệp ở nông thôn. Thúc đẩy liên kết giữa các hộ sản xuất cá nhân thành HTX, tổ hợp tác; HTX, tổ hợp tác với doanh nghiệp.

Ngoài nâng cao thu nhập, đời sống, lãnh đạo tỉnh yêu cầu cả hệ thống chính trị đều vào cuộc tham gia xây dựng NTM. Các địa phương cần chú trọng nâng cao các tiêu chí giáo dục và đào tạo, y tế; nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn; xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, hiệu quả; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nông thôn. Các ban ngành nghiên cứu, có chính sách linh hoạt trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng các thiết chế ở nông thôn như chợ liên xã, nghĩa trang liên xã, trạm xá liên xã... để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư, phát huy hiệu quả các thiết chế NTM.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới(CTMTQGXDNTM) tỉnh, đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 23/104 xã trong chương trình NTM đạt chuẩn, chiếm 21,2%. 23 xã đạt 19 tiêu chí NTM (21,2%), 28 xã đạt 15 -18 tiêu chí (26,92%), 47 xã đạt 10 -14 tiêu chí (45,19%), không có xã đạt dưới 7 tiêu chí; bình quân đạt 14,44 tiêu chí/xã.

HOÀNG TRIỀU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Return to top