ClockThứ Tư, 10/04/2024 18:35

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

TTH.VN - Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tuyển dụng lao động khối ngành kinh tếĐội Trường ĐH Kinh tế vào vòng chung kết giải bóng đá Thanh niên Sinh viên Việt Nam Doanh nghiệp Nhật Bản cần tuyển nhân lực ngành logisticsHai trường đầu tiên cùa Đại học Huế công bố chỉ tiêu tuyển sinh 2024Hợp tác để hướng nghiệp cho học sinh 27 trường THPT tại Quảng Trị

 PGS.TS. Bùi Đức Tính, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế trao đổi thông tin tại hội thảo. Ảnh: Đức Phương

Hội thảo với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế đến từ nhiều trường đại học, học viện và các tổ chức trong nước. Ban tổ chức đã nhận được 145 bài tham luận, với nội dung tập trung vào phát triển kinh tế bền vững; những đóng góp thêm về cơ sở lý luận của mục tiêu phát triển bền vững; bài học kinh nghiệm của cơ sở giáo dục, doanh nghiệp…

Hội thảo tập trung làm nổi bật các vấn đề về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục; phát triển chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; hợp tác giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp vì mục tiêu tăng trưởng xanh; nguồn nhân lực trong nền kinh tế số nhằm đáp ứng phát triển bền vững; chuyển đổi số trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Tại hội thảo, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế cho biết, năm 2023, doanh thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Thừa Thiên Huế ước đạt hơn 1.400 triệu USD, đóng góp trên 10% GRDP toàn tỉnh; nộp ngân sách ước đạt 4.370 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 38,5% trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh.

Đặc thù khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là số lượng lao động làm thuê quy mô lớn, có yếu tố nước ngoài. Người lao động lại khác biệt nhau về trình độ, mức độ hiểu biết pháp luật nên mối quan hệ lao động tại các doanh nghiệp FDI không tránh khỏi những bất cập, dẫn đến tình trạng mất ổn định. Vì vậy, xây dựng tốt quan hệ lao động được xem là yếu tố quan trọng của mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp FDI.

Để có mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp FDI ở Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế đưa ra các giải pháp, như doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo nguồn lực vật chất cho việc đảm bảo quyền lợi, lợi ích kinh tế của người lao động; xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, nhất là văn hóa chia sẻ; tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống các nội quy, quy chế, chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động; cần tăng cường các hoạt động đối thoại xã hội để tìm các biện pháp giải quyết các vấn đề trong quan hệ lao động…

ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

TIN MỚI

Return to top