ClockThứ Năm, 10/05/2018 15:03

Quả ngọt không tự dưng mà đến...

TTH - Từ vùng đồi hoang hóa, sau 25 năm miệt mài “tay cuốc, tay cày”, giờ trang trại (TT) tổng hợp của cựu chiến binh (CCB) Lê Xuân Gộ (thôn Đông An, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc), không chỉ mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm mà còn là “điểm đến” của nhiều nông dân muốn học hỏi kinh nghiệm.

Cựu binh Hương Trà làm kinh tếCựu binh Quảng Điền trên mặt trận mớiCựu chiến binh người Cơ Tu làm trang trạiChủ trang trại cựu chiến binh

Mô hình nuôi lợn rừng tại trang trại của CCB Lê Xuân Gộ

Bới đá tìm… đất

Nằm sâu trong thung lũng hẻo lánh tại thôn Đông An, xã Lộc Trì, thế nhưng nơi đây đang là cơ nghiệp rất đáng nể của CCB Lê Xuân Gộ. Ngồi “hình dung” lại quá trình làm kinh tế TT mấy chục năm, ông Gộ đúc kết: “Có lao động sẽ có sự thay đổi”. Cái “sự thay đổi” ông Gộ nói đến đó là cơ ngơi TT theo mô hình VACR (vườn- ao- chuồng- rừng) của ông hiện nay đang “hái” ra tiền mỗi ngày.

Để có được thành quả hôm nay- như lời ông nói, đó là cả một chặng đường dài, mà chặng đường đó không dành cho những người thiếu sự miệt mài, kiên nhẫn trong lao động. Năm 1993, CCB Lê Xuân Gộ xuất ngũ, ông chọn mảnh đất Lộc Trì để lập nghiệp. Nói là lập nghiệp, chứ thật ra cũng chỉ là chăn nuôi nhỏ lẻ để tự nuôi sống gia đình. “Thời đó để đảm bảo được cái ăn cho gia đình đã là điều may mắn, còn chuyện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo là điều không ai dám nghĩ tới, bởi cuộc sống gần như tự cung tự cấp, biệt lập với bên ngoài”, ông Gộ nhớ lại. 

Khi mới đặt chân vào vùng đồi Đông An, gia đình ông được chính quyền xã Lộc Trì cấp cho một diện tích đất rừng khoảng 2ha để trồng trọt và chăn nuôi. Đó là những tháng ngày ông phải “bới đá tìm đất”. Để trồng được cây, phải cải tạo đất rất gian lao. Thời ấy, điều kiện giao thông đường sá còn chưa phát triển, khu đất mà gia đình ông Gộ được cấp nằm gần như biệt lập với bên ngoài. Càng khó khăn hơn khi địa hình hiểm trở, cây cối mọc chằng chịt, um tùm, các loại côn trùng, động vật gây hại cho gia súc, gia cầm chăn nuôi nhiều vô kể.

Mô hình tổng hợp

Vượt qua những khó khăn ban đầu, ông Gộ cùng vợ và các con đã bắt tay cải tạo và quyết tâm xây dựng TT theo hướng phát triển mô hình tổng hợp VACR. Đầu tiên, ông đào hai ao cá để thả nuôi giống cá trắm cỏ và cá mè. Tận dụng lợi thế địa hình đất gò đồi, ông tiến hành trồng rừng và cao su bao quanh TT của mình, tạo ra một vành đai xanh khép kín. Vùng đất gò đồi là điều kiện lý tưởng để đầu tư mô hình gà thả đồi. Cứ thế, mô hình TT mà ông dự định ban đầu dần dần định hình hướng phát triển.

Thế nhưng, thiên nhiên như muốn thử thách sự kiên nhẫn và tinh thần của người CCB này, khi mà TT đang dần đi vào ổn định và chuẩn bị cho thu nhập, thì cơn lũ lịch sử năm 1999 làm toàn bộ diện tích rừng và cao su đang độ thu hoạch bị gãy đỗ, hai ao cá bị nước lũ cuốn trôi, nhà cửa, gà vịt cũng theo dòng nước cuốn đi. Gia đình ông gần như kiệt quệ và buông xuôi. Nhớ lại giai đoạn đó, ông kể: “Gần như toàn bộ cơ nghiệp trong 7 năm gia đình xây dựng đều mất sạch. Có lúc tôi định dắt díu vợ con ra khỏi núi đồi. Thế nhưng tôi đã không bỏ cuộc, bắt tay làm lại từ đầu”.

“Đến nay, Hội CCB xã đã đứng ra tín chấp vây vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc cho 47/86 hội viên trên địa bàn xã Lộc Trì để phát triển kinh tế. Trong đó, có nhiều mô hình TT, sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ được các CCB xây dựng thành công với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm”, ông Lê Quang Vinh, Chủ tịch Hội CCB xã Lộc Trì thông tin.

Là một người lính, trưởng thành trong môi trường quân ngũ, ông Gộ luôn nhắc mình rằng, chỉ có lao động mới có sự thay đổi. Giờ đây, gần 20 ha diện tích đất đồi núi và khe suối, vùng đất mà ngày xưa không ai dám đặt chân vào đã được người CCB này khai phá, cải tạo xây dựng nên mô hình kinh tế TT tổng hợp đáng để học tập.

Tận dụng lợi thế đất gò đồi, ông Gộ quyết định thả nuôi bán tự nhiên giống heo rừng. Ông cho biết, heo của ông được thả trong rừng, chúng kết hợp với heo rừng tự nhiên để sinh sản, vì thế chất lượng thịt rất ngon. Đến nay, tổng đàn heo của ông đã lên đến hơn 100 con. Ngoài ra, tận dụng diện tích chăn thả rộng lớn và nguồn thức ăn phong phú ngoài tự nhiên, gia đình ông còn thả nuôi 25 con bò và 20 con dê.

Là mô hình TT tổng hợp, ông Gộ định hướng rất rõ: Rừng và cao su là nguồn thu chính và là nguồn tích lũy của gia đình. Các cây con khác tạo nguồn thu phục vụ chi phí sinh hoạt và sản xuất tại TT. Ông Gộ còn đào ao thả cá, nuôi hơn 1.000 con gà, vịt.

Với hình thức lấy ngắn nuôi dài, mô hình TT tổng hợp của CCB Lê Xuân Gộ đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho gia đình với thu nhập ổn định từ 400-500 triệu đồng/năm. Đây cũng là “điểm đến” cho nhiều CCB, nông dân muốn học hỏi kinh nghiệm làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh

Trong điều kiện dịch bệnh đang hoành hành thì chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), hữu cơ là hướng đi tất yếu đối với các tổ chức, hộ cá nhân.

Chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh
Hội Cựu chiến binh Khối các cơ quan và doanh nghiệp:
Có 14/31 đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Chiều 20/12, Hội Cựu chiến binh (CCB) Khối các cơ quan và doanh nghiệp (Hội CCB Khối) tổ chức tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Có 14 31 đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Return to top