ClockThứ Tư, 08/03/2017 09:31

Sẽ di dời hai hộ dân ra khỏi di tích Phủ Phụ Chính

TTH - Báo Thừa Thiên Huế vừa nhận được phản ánh của một bạn đọc về việc hộ gia đình ông Hoàng Ngọc Năm đã có nhà riêng tại phường Phú Bài (thị xã Hương Thủy), nhưng không chịu trả lại nhà tại di tích Phủ Phụ Chính (79 Nguyễn Chí Diễu, phường Thuận Thành, TP.Huế).

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Phủ Phụ Chính, nguyên là Bộ Hộ triều Nguyễn (1802-1945). Năm 1989, di tích này được giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý, sau đó, vào năm 1995, được UBND tỉnh tạm giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm trụ sở làm việc và sau đó là trụ sở của UBND phường Thuận Thành, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế. Trong quá trình đó, có 2 hộ gia đình được ở tại đây, gồm hộ ông, bà Hoàng Ngọc Năm - Lê Thị Trân Châu và hộ ông, bà Lê Nhạn – Lê Thị Thạnh.

Ngày 10/1/2015, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế chính thức bàn giao khu nhà đất 79 Nguyễn Chí Diễu cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý, sử dụng. Tại biên bản bàn giao 2 bên thống nhất bàn giao toàn bộ khu nhà đất 79 Nguyễn Chí Diễu gồm hệ thống cửa chính, cửa hông, cửa sổ tòa nhà chính, dãy nhà bên hữu và một dãy nhà phía sau (được tạm mượn từ năm 2012). Ngoài ra, 2 bên cũng bàn giao một số quạt trần, máy điều hòa, đèn chùm và hệ thống điện, nước, số điện nước đã dùng…Tuy nhiên, tại biên bản bàn giao không nhắc gì đến 2 hộ đang ở trong khuôn viên khu nhà đất này.

Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty TNHH Phát triển sản phẩm cung đình Triều Nguyễn – Việt Nam sử dụng khu nhà đất 79 Nguyễn Chí Diễu để giới thiệu một số sản phẩm, ngành nghề thủ công truyền thống Huế như: hoa giấy Thanh Tiên, thư pháp, nón lá Huế…

Bà Lê Thị An Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, việc chuyển giao khu nhà đất 79 Nguyễn Chí Diễu từ nhiều cơ quan trong thập niên qua đã dẫn đến thiếu sót trong quản lý các hộ dân sinh sống trong khu vực di tích. Để giải quyết vấn đề trên, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với UBND phường Thuận Thành mời 2 hộ đang sinh sống trong di tích để làm việc. Qua đó, 2 hộ cho biết đã sinh sống trong khu vực này từ năm 2004, 2005 và thống nhất sẽ di dời trong năm 2017, trả lại đất cho di tích. Như vậy, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tiếp quản toàn bộ khu nhà đất 79 Nguyễn Chí Diễu để bảo tồn, phát huy giá trị di tích Phủ Phụ Chính.

Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

TIN MỚI

Return to top