ClockThứ Hai, 26/11/2018 20:20

Sự hiện diện của nữ giới trên chính trường ở châu Á

TTH - Sự hiện diện của phái nữ trong cấu trúc chính trị luôn là vấn đề thu hút sự chú ý ở các nước châu Á. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy trong thập kỷ qua, những thay đổi về chính trị - xã hội đã tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào cơ cấu chính trị. Mặc dù có tỷ lệ không cao như các khu vực khác trên thế giới nhưng số phụ nữ có mặt trong quốc hội của các nước châu Á hiện nay đã tăng đáng kể.

Châu Á-Thái Bình Dương cần thúc đẩy bình đẳng giới để đạt được sự phát triển bền vữngChỉ số bình đẳng giới: Khoảng trống dữ liệu vẫn còn lớn

Sự hiện diện của phụ nữ trong quốc hội ở các nước châu Á đang dần được nâng cao. Ảnh: Womennet

Philippines và Nepal là các nước có số lượng nữ nghị sĩ cao nhất châu Á với 30% nhà lập pháp là phụ nữ ở mỗi quốc gia. Đây là bước nhảy đáng kể của cả 2 nước khi cách đây một thập kỷ, tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội ở các nước này chỉ đạt 9% và 6% tương ứng. Xét ở thời điểm hiện tại, Lào có tổng cộng 28% số thành viên quốc hội là nữ giới. Việt Nam đứng ở vị trí kế tiếp khi theo sát với 27% ghế quốc hội thuộc về phụ nữ. Ở Trung Quốc, tỷ lệ này chỉ tăng 4% trong suốt 2 thập kỷ qua khi đạt 24% vào năm 2017 từ mức 21% năm 1997.

Tiếp theo là Singapore với 23%, Pakistan 21% và Bangladesh có 20% phụ nữ tham gia trong quốc hội. Cambodia được đánh giá đã có bước tiến rõ rệt trong việc nâng cao tỷ lệ phụ nữ trong hệ thống chính trị khi từ vị trí không có phụ nữ nào trong quốc hội cách đây một thập kỷ, đất nước hiện có 20% đại biểu là phụ nữ tham gia quốc hội năm 2017. Đứng cuối bảng xếp hạng về sự hiện diện của phụ nữ trên chính trường ở các nước châu Á là Thái Lan với tỷ lệ 5%.

Sử dụng phương pháp phân tích so sánh định tính chất lượng (QCA) trên cơ sở dữ liệu của 47 quốc gia châu Á, nghiên cứu của WB cho thấy mức độ hiện diện của phụ nữ trong các cơ quan lập pháp trên khắp châu Á là kết quả của nhiều yếu tố. Trái ngược với kỳ vọng của lý thuyết hiện đại hóa, WB cho rằng các biến động về kinh tế quốc gia không lý giải cho mức độ hiện diện trên chính trường của phụ nữ ở châu Á.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ The Nation & World Bank)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Return to top