Thế giới

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

ClockThứ Tư, 27/03/2024 06:00
TTH - Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Ấn Độ: Có đến 3 thành phố nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giớiChất lượng không khí xấu đi, Mumbai ban hành hướng dẫn cho ngành xây dựngPhát hiện virus khổng lồ bên dưới thành phố Ấn Độ, biết chép gene của vật chủ

Thành phố Mumbai của Ấn Độ nhìn từ trên cao. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Trên toàn cầu, thành phố Mumbai với số lượng 92 tỷ phú được xếp sau New York (Mỹ) với 119 tỷ phú, và London (Vương quốc Anh) với 97 tỷ phú.

Cũng theo Viện nghiên cứu Hurun, nhờ sự dẫn đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm Mukesh Ambani của Công ty Reliance Industries và Gautam Adani của Tập đoàn Adani Group, đồng thời được hỗ trợ bởi nền kinh tế mạnh mẽ với mức tăng trưởng 7,5% trong năm 2023, Ấn Độ nói chung đã bổ sung thêm 94 tỷ phú vào danh sách 271 tỷ phú của quốc gia này. Đáng chú ý, đây là con số cao nhất được ghi nhận tại Ấn Độ kể từ năm 2013.

Trong đó, Mukesh Ambani là người giàu nhất tại Ấn Độ với tài sản 115 tỷ USD, tiếp theo là Gautam Adani với 86 tỷ USD.

Ông Rupert Hoogewerf, Chủ tịch Viện nghiên cứu Hurun và nhà nghiên cứu chính của danh sách nói trên nhận định: “Niềm tin vào nền kinh tế Ấn Độ đã tăng lên mức kỷ lục”.

Được biết, danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun được tổng hợp dựa trên cổ phần của các cá nhân trong các tổ chức niêm yết của họ tính đến ngày 15/1. Đối với các công ty chưa niêm yết, giá trị tài sản của họ được tính toán dựa trên so sánh với những tài sản tương đương đã niêm yết.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nước châu Á đang phát triển chứng kiến sự gia tăng về đầu tư xanh

Theo báo cáo Đầu tư Thế giới mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD), các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á là nơi tọa lạc của 60% “siêu dự án” trên thế giới. Báo cáo của UNCTAD cũng nêu bật sự gia tăng đáng kể về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới vào các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, trong đó đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và chuyển dịch xanh có mức tăng trưởng đáng ghi nhận.

Các nước châu Á đang phát triển chứng kiến sự gia tăng về đầu tư xanh
AI đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các thách thức bền vững của châu Á

Trong những năm qua, châu Á đã phải đối mặt với nhiều thảm họa khí hậu, với hiện tượng thời tiết El Niño gây ra những đợt nắng nóng gay gắt và hạn hán xen kẽ với những đợt bão mạnh hơn và khó lường hơn. Khu vực này cũng đang phải tiếp tục gánh chịu gánh nặng của biến đổi khí hậu đang càng trở nên trầm trọng hơn do nhiệt độ toàn cầu tăng cao.

AI đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các thách thức bền vững của châu Á
Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025

Theo Hãng xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch Ratings, du lịch châu Á đang trên đà đạt được mức trước đại dịch trong nửa đầu năm tới, nhờ nỗ lực của các chính phủ nhằm thu hút du khách, sự gia tăng của hoạt động du lịch ra nước ngoài từ Trung Quốc…

Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025
Return to top