Thế giới

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

ClockChủ Nhật, 07/04/2024 14:34
TTH.VN - Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Diễn đàn châu Á Bác Ngao đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phươngDiễn đàn châu Á Bác Ngao công bố “Báo cáo giảm nghèo châu Á 2019“

 Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2024 nhấn mạnh hợp tác là chìa khóa để giải quyết những thách thức chung. Ảnh minh họa: Báo Công an Nhân dân Online

Hiện nay thế giới đang đối mặt với rất nhiều thách thức, có thể kể đến như xung đột địa chính trị, nền kinh tế toàn cầu trì trệ, thương mại mờ nhạt… Đây là chưa kể đến những rủi ro mới nổi từ trí tuệ nhân tạo (AI) và mối đe dọa hiện hữu từ biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn từng vùng, bức tranh không phải hoàn toàn u ám.

Có thể nói rằng, châu Á nổi lên như một điểm sáng. Trên thế giới, khu vực châu Á đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ và tiếp tục đóng vai trò là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.

Dữ liệu từ Viện Toàn cầu McKinsey cho thấy, châu Á hiện là một khu vực nổi bật về trật tự thế giới, nền tảng công nghệ, lực lượng nhân khẩu học, hệ thống tài nguyên, năng lượng và vốn hóa. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), toàn bộ khu vực dự kiến sẽ tăng trưởng 4,5% vào năm 2024, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng dự kiến của toàn cầu.

Bí quyết đằng sau câu chuyện thành công này có thể liên quan đến nhiều cách làm việc đặc biệt của người châu Á.

Đó có thể là sự tôn trọng lẫn nhau, xây dựng đồng thuận và mang lại sự thoải mái cho tất cả các bên.

Đó có thể là cách thể hiện tình láng giềng hữu nghị tốt đẹp, cùng nhau duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Ngoài ra, thịnh vượng và thành công của khu vực có thể được thể hiện qua cách các nước cùng nhau thực hiện chủ nghĩa khu vực mở, tự do hóa và tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư, đồng thời phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại, tách rời hoặc cắt giảm chuỗi cung ứng.

Nói một cách đơn giản, con đường đến với thành công của châu Á là cách tiếp cận hợp tác có nguồn gốc sâu xa từ triết lý phương Đông coi trọng hòa bình, hòa hợp và tập trung vào việc xây dựng sự đồng thuận và thúc đẩy phát triển.

Theo cách này, nhiều thành quả đã đạt được. Vô số tuyến đường sắt, cây cầu và nhà máy được dựng nên là minh chứng mạnh mẽ cho những gì khu vực có thể có được khi mọi quốc gia, mọi người cùng tham gia.

Các chuyên gia nghiên cứu về khu vực chỉ rõ, từ Mạng lưới đường cao tốc ASEAN và Lưới điện ASEAN theo Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 đến nhiều sáng kiến phát triển toàn diện khác, các quốc gia châu Á đang phối hợp các chiến lược phát triển của mình để tạo ra sức mạnh tập thể lớn hơn để tăng trưởng.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ năm 2022 với tư cách là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định đóng vai trò quan trọng để củng cố vị thế của châu Á với tư cách là trung tâm sản xuất và thương mại của thế giới.

Trong khi đó, Sáng kiến phát triển toàn cầu (GDI) cung cấp cho các nước châu Á một nền tảng quan trọng khác để hợp tác phát triển trong nhiều lĩnh vực như giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực, công nghiệp hóa, kinh tế kỹ thuật số và phát triển xanh. Tất cả đều quan trọng đối với phát triển kinh tế trong thế kỷ 21.

Trong một thế giới đầy thách thức, sự tách rời và chia cắt đang kéo các quốc gia xa nhau, khiến việc hình thành sức mạnh tổng hợp ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, chính những gì đã xảy ra trong những năm qua, cho dù đó là đại dịch, hậu quả từ cuộc khủng hoảng Ukraine hay cuộc xung đột ở Gaza đã nhiều lần minh chứng rằng nhân loại cần gắn bó chặt chẽ với nhau và chia sẻ tương lai chung.

Càng khó khăn các nước lại càng cần đoàn kết và phối hợp với nhau. Tương lai của thế giới nằm ở đây và tương lai châu Á cũng nằm ở đây.

Do đó, các nước châu Á phải theo đuổi đường lối khu vực, tăng cường đoàn kết và hợp tác, cùng nhau xây dựng ngôi nhà hòa bình và tăng trưởng mạnh mẽ. Như vậy, châu Á sẽ có thể mang lại sự chắc chắn hơn cho môi trường toàn cầu linh hoạt và tạo ra sự năng động mạnh mẽ cho nền kinh tế toàn cầu.

Vào thời điểm nhiều hỗn loạn và thay đổi, cách làm của châu Á cũng có thể hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề khó ở nhiều nơi trên thế giới.

THANH NGÂN (Lược dịch từ NST Online)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng để thực sự là hạt nhân trí tuệ, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước

Để hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước, trong cuộc trao đổi trực tiếp chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 25/11 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nhiệm vụ: Tập trung tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “Bộ tổng tham mưu”, là đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước.

Tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng để thực sự là hạt nhân trí tuệ, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Return to top