ClockThứ Sáu, 23/12/2016 20:51

Tọa đàm phát triển sản phẩm du lịch Bắc Trung bộ

TTH - Ngày 23/12, tại TP. Thanh Hóa, Tổng cục Du lịch phối hợp với các tỉnh Bắc Trung bộ tổ chức tọa đàm đóng góp ý kiến về xây dựng, định hướng phát triển sản phẩm du lịch khu vực Bắc Trung bộ sau ảnh hưởng sự cố môi trường biển.

Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp và cơ quan báo chí đóng góp nhiều ý kiến thiết thực; đề nghị các địa phương xem xét khả năng hình thành các tuyến điểm du lịch và các chương trình du lịch trọn gói để tăng thêm lựa chọn cho du khách; cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, như: nhà vệ sinh, điểm tra cứu thông tin, bãi đỗ xe; tăng cường khai thác các sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch tâm linh và đặc biệt là làm mới sản phẩm du lịch văn hóa, DMZ... Các đại biểu cũng đề xuất nhiều ý kiến nhằm thúc đẩy liên kết hợp tác phát triển du lịch trong vùng và liên vùng nhằm khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch ở các tỉnh Bắc Trung bộ.

Nguyễn Hưng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Return to top