ClockChủ Nhật, 15/09/2019 07:36

UNESCO: 12 triệu trẻ nhỏ có thể không bao giờ được đến trường

TTH.VN - Dữ liệu mới được cơ quan văn hóa Liên Hiệp quốc công bố tiết lộ rằng nếu không thực hiện các biện pháp khẩn cấp, khoảng 12 triệu trẻ nhỏ sẽ không bao giờ được đặt chân vào trường học, trong đó trẻ em gái phải đối mặt với những rào cản lớn nhất.

Chuyện đến trường của những đứa trẻ vùng chiến sự104 triệu thanh thiếu niên không thể đến trường do xung đột và thảm họa

Ước tính có khoảng 9 triệu trẻ em gái không được đến trường, gấp 3 lần so với 3 triệu bé trai. Ảnh: AFP/TTXVN

Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) cho biết, “theo dự đoán của chúng tôi, 9 triệu bé gái ở độ tuổi tiểu học sẽ không bao giờ được đến trường, cao gấp 3 lần so với khoảng 3 triệu bé trai”.

Theo thông tin cập nhật về tình hình trẻ em không được đi học trên thế giới của Học viện Thống kê (UIS) thuộc UNESCO, “hầu như rất ít hoặc không có tiến triển nào được nhìn thấy trong hơn một thập kỷ qua”.

Bức tranh ảm đạm

Năm ngoái, khoảng 258 triệu trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 6 đến 17 đã nghỉ học.

Dữ liệu mới này vẽ ra một bức tranh rõ ràng về những khó khăn phía trước trong việc đạt được giáo dục chất lượng toàn diện cho tất cả mọi người - một trong những Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) do cộng đồng quốc tế đặt ra cho năm 2030, đồng thời cũng xác nhận các dự đoán gần đây của UNESCO rằng với tỷ lệ hiện tại, vào năm 2030, 1/6 trẻ em sẽ không được học tiểu học và trung học, và cứ 10 thiếu niên thì chỉ có 6 học sinh hoàn thành giáo dục trung học.

Bản cập nhật cũng nhấn mạnh khoảng cách giữa các nước giàu nhất và nghèo nhất thế giới. Theo số liệu của UIS, 19% trẻ em từ 6 đến 11 tuổi ở các nước thu nhập thấp đã nghỉ học, so với chỉ 2% ở các quốc gia có thu nhập cao.

Và khoảng cách ngày càng lớn hơn đối với trẻ lớn và thanh thiếu niên, trong đó khoảng 61% thiếu niên từ 15-17 tuổi không đi học ở các nước thu nhập thấp, so với 8% ở các quốc gia có thu nhập cao.

“Chúng ta chỉ có 11 năm để thực hiện tốt lời hứa rằng mọi trẻ em sẽ được đến trường và học tập, Giám đốc UIS Silvia Montoya khẳng định. Tuy nhiên, dữ liệu mới cho chúng ta thấy một bức tranh không thay đổi và liên tục về khả năng cận và chất lượng kém, từ năm này qua năm khác".

Tuy nhiên, bà Montoya cũng cho rằng những thách thức không thể tránh khỏi này có thể được khắc phục bằng cách kết hợp hành động chuyên sâu và tài trợ lớn hơn. “Chúng tôi cần sự cam kết thực sự từ mọi chính phủ, được hỗ trợ bởi các nguồn lực, để hoàn thành công việc”, bà nhấn mạnh.

Báo cáo mới của UIS được phát hành một tuần trước khi Đại hội đồng LHQ họp tại New York để kiểm tra tiến trình hướng tới các Mục tiêu toàn cầu và thảo luận về tài trợ cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

Báo cáo cũng cho thấy nhu cầu cấp thiết về những nỗ lực đổi mới và dữ liệu đáng tin cậy để theo dõi tiến trình tiếp cận, hoàn thành và chất lượng giáo dục để đáp ứng mục tiêu giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

TIN MỚI

Return to top