ClockThứ Sáu, 10/05/2024 12:37

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

TTH.VN - Ngày 10/5, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Dự thảo Luật Tư pháp NCTN niên gồm 11 chương, 166 điều, điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giamCấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID: Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi sốPhải đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật về người chưa thành niên

 Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị 

Các tham luận đã nêu bật được sự cần thiết phải ban hành Luật và chỉ rõ pháp luật đang tồn tại nhiều hạn chế như thủ tục tố tụng hình sự vốn được thiết kế cho người trưởng thành và có điều chỉnh liên quan đến NCTN. Do đó, chưa thực sự thân thiện, phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của đối tượng này. Các biện pháp giám sát, giáo dục để thay thế hình phạt còn thiếu, ít được áp dụng; cam kết trong điều ước quốc tế chưa được nội lực hóa đầy đủ.

Theo các đại biểu, dự thảo Luật đã thể chế hóa đầy đủ và bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến trẻ em. Các quy định trong dự thảo Luật đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, bảo đảm tương thích với Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành.

Việc đổi mới, cải cách chính sách pháp luật về tư pháp hình sự áp dụng đối với NCTN sẽ tăng cường giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ NCTN phạm tội tự sửa chữa lỗi lầm, cải thiện hành vi bằng việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp mang tính chất trừng phạt, giam giữ nhưng vẫn bảo đảm sự an toàn của cộng đồng và trật tự xã hội.

Qua đó, sẽ hoàn thiện chế định hình phạt đủ nghiêm khắc nhưng bảo đảm tính nhân văn đối với NCTN phạm tội; bảo đảm, bảo vệ các quyền cơ bản của NCTN trong xử lý chuyển hướng, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng; xây dựng cơ chế giám sát, giáo dục, phục hồi theo hướng hiệu quả, chuyên nghiệp với thủ tục đơn giản, phù hợp cho NCTN.

Việc lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật có vai trò quan trọng nhằm sớm hoàn thiện trình Quốc hội thông qua nhằm kịp thời bảo vệ cũng như có biện pháp xử lý đúng luật, nhân văn đối với NCTN. NCTN chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nên cần được bảo vệ.

THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ

Sáng 24/7, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KG&CN cấp tỉnh: "Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì dự án.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ
Dự án nghệ thuật rối động vật vòng quanh thế giới nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu

Theo tin từ AFP, trong một dự án nghệ thuật cộng đồng mới vừa được triển khai ở London, những con rối có hình sư tử, linh dương… với kích thước thật được làm từ vật liệu tái chế sẽ thực hiện chuyến hành trình dài 20.000km từ Trung Phi đến Bắc Âu, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề biến đổi khí hậu.

Dự án nghệ thuật rối động vật vòng quanh thế giới nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu
Giúp 1.000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

Ngày 20/7, Hội Chữ Thập đỏ (HCTĐ) tỉnh, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế". Tham dự có bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Giúp 1 000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top