ClockThứ Bảy, 25/02/2017 15:31

UNESCO tổ chức họp bàn về bảo vệ và khôi phục các di sản của Iraq

TTH.VN - Khi thông tin chi tiết về sự tàn phá và gây tổn hại lên các di sản văn hóa phong phú và đa dạng của Iraq xuất hiện, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp bảo vệ và phục hồi các di sản tôn giáo và văn hóa khảo cổ của quốc gia này, gìn giữ cho các thế hệ tương lai.

UNESCO nhóm họp trước mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoanUNESCO lên án việc tàn phá Bảo tàng Maarrat al Numan ở SyriaĐặc phái viên UNESCO: Thế giới cần hợp tác giải quyết khủng hoảng nhân đạoUNESCO kêu gọi thống nhất hành động, bảo vệ các di sản dễ bị tổn thương

Một khu di sản văn hoá được UNESCO công nhận vị IS tàn phá. Ảnh: UN

"Đây là một bước ngoặt đối với người dân Iraq và sự hiểu biết của thế giới về vai trò của di sản đối với xã hội trong các tình huống xung đột", Tổng giám đốc UNESCO - bà Irina Bokova cho biết.

Phát biểu trong phiên kết thúc cuộc họp 2 ngày của Hội nghị Điều phối Quốc tế về Bảo vệ Di sản văn hóa trong các khu vực được giải phóng ở Iraq, bà Bokova cho biết thêm rằng, "UNESCO đã huy động để hỗ trợ Iraq trong việc bảo vệ các di sản trên mặt đất và các đối tượng có nguy cơ cao nhất".

Hội nghị cũng chuẩn bị nền móng cho các trường hợp khẩn cấp, các kế hoạch hành động trung và dài hạn để bảo tồn các di chỉ khảo cổ ngàn năm của đất nước, bảo tàng, di sản tôn giáo, và các thành phố lịch sử.

Đồng thời, hội nghị nhất trí chỉ định một Ban chỉ đạo chung UNESCO-Iraq để phối hợp và ủng hộ những sáng kiến ​​quốc gia và quốc tế trong việc phục hồi các di sản văn hóa của Iraq.

Tuy nhiên, theo UNESCO, những thiệt hại được gây ra đáng sợ hơn nhiều so với dự đoán và quá trình khôi phục, theo đó, có thể cần đến cả thập kỷ làm việc.

Ghi nhận tầm quan trọng của các hành động để bảo vệ di sản của Iraq, Bộ trưởng Văn hóa Fryad Rawandouzi của nước này nhấn mạnh: "Khi chúng tôi giành lại được đất nước của mình, chúng tôi cần sự giúp đỡ của UNESCO, Liên Hiệp quốc và những người khác để phục hồi các bảo tàng, các thành phố và các trang di sản. Chúng tôi cần một kế hoạch có lịch trình, cũng như được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính".

Đồng thời, có nhiều lo ngại rằng, những cổ vật bị lấy đi từ các di sản có thể được bán trên Internet và thị trường chợ đen, và dòng tiền đó được dùng cho các hoạt động tài chính của nhóm khủng bố Hồi giáo Nhà nước tự xưng IS.

"Chúng ta phải ngăn chặn việc buôn bán đồ cổ Iraq, tuân thủ Nghị quyết 2199 của Hội đồng Bảo an, và làm cạn dòng tiền của IS", Bộ trưởng Giáo dục Iraq Mohammad Iqbal Omar nhấn mạnh.

Được thông qua vào năm 2015, Nghị quyết 2199 của Hội đồng Bảo an LHQ, cùng với các quy định khác, cấm tất cả các hoạt động thương mại đối với những cổ vật bị cướp phá từ Iraq và Syria, đồng thời, khuyến khích các bước nhằm đưa các hạng mục trở về quê hương của chúng, và kêu gọi UNESCO, Interpol, và các tổ chức quốc tế khác hỗ trợ cho những nỗ lực đó.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
UNESCO bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu

Trong cuộc họp lần thứ 219 vừa được tổ chức tại Paris (Pháp), Ban điều hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua việc bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, nâng tổng số công viên địa chất toàn cầu lên 213, thuộc 48 quốc gia trên khắp thế giới.

UNESCO bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu
Brussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể

Thủ đô Brussels của Bỉ đang tìm cách bảo vệ 2 văn hóa truyền thống lịch sử gồm nghệ thuật múa rối và một tấm thảm hoa rộng 1.680m2 được trưng bày 2 năm một lần trước tòa thị chính thủ đô Brussels, bằng cách đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Brussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể
Return to top