ClockThứ Hai, 11/07/2016 06:00

UNESCO nhóm họp trước mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan

TTH.VN - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) hôm 10/7 nhóm họp ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để xem xét việc bổ sung hơn 20 di sản mới vào danh sách di sản thế giới, đồng thời kêu gọi phản ứng toàn cầu mạnh mẽ trước các mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan.

Sắp có thêm nhiều hạng mục lọt vào danh sách Di sản thế giớiUNESCO & UNOSAT hợp tác, sử dụng công nghệ không gian địa lý để bảo vệ di sản văn hóaUNESCO lên án việc tàn phá Bảo tàng Maarrat al Numan ở SyriaĐặc phái viên UNESCO: Thế giới cần hợp tác giải quyết khủng hoảng nhân đạo

Nhà hát hàng ngàn năm tuổi tại thành phố Aleppo, Syria. Ảnh: AFP

Cuộc họp được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO tổ chức chưa đầy 2 tuần, sau khi sân bay chính ở thành phố Istanbul bị tấn công khiến 47 người thiệt mạng.

Vụ tấn công được cho là do các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thực hiện, những kẻ trước đó đã phá hủy những di sản không thể thay thế ở các nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ là Syria và Iraq.

Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova phát biểu, di sản thế giới bị đe dọa ở những quốc gia nằm trong tình trạng bất ổn từ Mali đến Yemen. "Chúng ta cần có phản ứng mạnh mẽ", bà Bokova nhấn mạnh.

Theo bà Bokova, việc ủy ban chọn tổ chức cuộc họp ở Istanbul cho thấy sự hỗ trợ "mạnh mẽ" đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

"Thực tế, chúng tôi đang ở đây, tại một thành phố là cầu nối giữa Đông và Tây, là một thông điệp quan trọng để chia sẻ với thế giới khi chúng ta chứng khiến những kẻ cực đoan nhắm mục tiêu vào quyền con người và sự đa dạng văn hóa", bà Bokova nói thêm.

Tổng giám đốc UNESCO cho biết, những di tích cổ xung quanh Palmyra ở Syria và Mosul ở Iraq đã bị "phá hủy vì các mục tiêu quân sự".

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khẳng định trong một thông điệp video rằng, trong thời điểm mà di sản và giá trị văn hóa bị phá hủy bởi chiến tranh, "UNESCO đang gánh vác trách nhiệm và nhiệm vụ lớn hơn".

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus nói rằng, UNESCO có thể làm việc "hiệu quả hơn" để bảo vệ di sản thế giới.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & France24)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di sản thời số hóa

Ứng dụng công nghệ số đang góp phần thay đổi phương thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả.

Di sản thời số hóa
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa thành lập một giải thưởng do Hàn Quốc đề xuất, nhằm công nhận những nỗ lực trong việc nuôi dưỡng giáo dục về các vấn đề toàn cầu, như nhân quyền, tính bền vững và tính đa dạng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 23/10 cho biết.

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu
Return to top