ClockThứ Ba, 16/10/2018 10:30

Đổi mới truyền thông bảo hiểm xã hội

TTH.VN - Đứng trước yêu cầu của sự phát triển đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về thực trạng; xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, cùng các quan điểm, mục tiêu, từ đó đưa ra các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm là vấn đề quan trọng, cấp thiết đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới.

Cần đổi mới công tác truyền thông BHXH, BHYT

Thực tiễn tổ chức công tác truyền thông về BHXH, BHYT cho thấy những tồn tại, hạn chế ngày càng bộc lộ rõ, từ nhận thức, trách nhiệm, tổ chức, cán bộ, sử dụng nguồn lực đầu tư, công tác phối hợp... đó là công tác này chưa tương xứng yêu cầu nhiệm vụ, sự quan tâm và nguồn lực đầu tư; chủ yếu là do nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số tập thể, cá nhân trong ngành về công tác truyền thông còn hạn chế, thậm chí xem nhẹ hoặc coi đó là nhiệm vụ của lãnh đạo ngành và cơ quan chuyên môn; sự quan tâm của một số đơn vị trong ngành chưa đúng mức, hiệu quả chưa cao; tổ chức, cán bộ truyền thông còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chậm được củng cố, kiện toàn...

Người lao động làm thủ tục tại BHXH Thừa Thiên Huế.  Ảnh: L.T

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, internet, báo chí điện tử, mạng xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới, tác động bất lợi, khó lường, thậm chí là khởi nguồn của sự cố, khủng hoảng truyền thông; đòi hỏi phải đổi mới toàn diện, từ nhận thức, trách nhiệm, tổ chức, bộ máy, cách thức, phương pháp thực hiện; yêu cầu đặt ra phải có lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, gắn kết chặt chẽ, liên thông giữa công tác tư tưởng, chính trị và công tác hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiệp vụ thống nhất, bài bản, chuyên nghiệp, coi trọng chất lượng, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.

Đổi mới công tác truyền thông BHXH, BHYT trong thời điểm hiện nay là nhìn nhận công tác truyền thông là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; phải được tiến hành một cách chủ động, tích cực, thường xuyên, liên tục, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao; nâng cao nhận thức, đổi mới phương pháp, quan tâm truyền thông xã hội, nắm bắt dư luận và thông tin phản hồi để có cách thức thực hiện phù hợp, hiệu quả; đặc biệt thực hiện tốt vai trò định hướng tư tưởng, kịp thời đấu tranh, phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, lệch lạc làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của ngành và chính sách BHXH, BHYT nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước; gắn kết, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy, tổ chức đảng với chính quyền trong hệ thống BHXH.

Theo đó, mục tiêu của công tác truyền thông BHXH, BHYT thời gian tới cần đạt được là khắc phục được những hạn chế, tồn tại, tổ chức hiệu quả công tác truyền thông; phát huy vai trò tích cực, chủ động, tập trung trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của toàn Ngành nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; bảo vệ thành quả, củng cố lòng tin, xây dựng uy tín, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, vì sự phát triển bền vững của ngành, tích cực góp phần bảo đảm an sinh xã hội đất nước thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trên cơ sở đó, 6 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần thiết tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong toàn ngành đối với công tác truyền thông BHXH, BHYT; kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ truyền thông; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư; chủ động, kịp thời nắm bắt thông tin, dư luận, tổ chức hiệu quả truyền thông xã hội; phát huy vai trò, hiệu quả truyền thông của các cơ quan báo chí, trang tin điện tử trong ngành; nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của cán bộ, Nhân dân.

Đổi mới chính sách BHXH sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ảnh: L.T

Một số đề xuất, kiến nghị giải pháp 

Các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí cần thường xuyên định hướng thông tin, hướng dẫn các cơ quan báo chí thông tin theo đúng những quy định của pháp luật, nhằm tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, Nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của BHXH, BHYT, động viên mọi người tích cực và chủ động tham gia; đồng thời phê phán, lên án, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT.

Các Bộ, ngành liên quan mật thiết tới ASXH thực hiện những chương trình tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí, nhất là báo chí khu vực ASXH nắm chắc, hiểu sâu về ASXH, để sáng tạo tác phẩm, biên tập, đăng tải nội dung về ASXH tương xứng với tầm vóc, vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội. Cần có sự phối hợp đồng bộ thông tin giữa các cơ quan báo chí theo những trọng tâm, trọng điểm, tạo nên những chiến dịch thông tin lớn trong những thời gian cần thiết, nhất là khi có những thay đổi lớn trong chính sách, chế độ ASXH.

Các cơ quan báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn dư luận, dẫn lối, mở đường đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN nhanh chóng đi vào cuộc sống; truyền thông để cán bộ, đảng viên và Nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHXH, BHYT; truyền thông đúng chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; thông tin trúng những vấn đề dư luận đang quan tâm và thông tin kịp thời những chính sách, pháp luật quy định mới. Tác động thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng đóng góp tuân thủ, chấp hành tốt chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN; xây dựng, bảo vệ nguồn quỹ BHXH, BHYT của cộng đồng; phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phê phán, đấu tranh, xử lý nghiêm vi phạm; tích cực đóng góp thông tin, tri thức xây dựng, phát triển, hoàn thiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, vì an sinh xã hội.

Ngoài ra, các đơn vị trong ngành BHXH cần hợp tác chặt chẽ hơn với cơ quan báo chí, tăng cường chia sẻ, trao đổi, tương tác, cung cấp thông tin; tổ chức tốt hơn việc nắm bắt thông tin phản hồi, dư luận xã hội; cung cấp thông tin, tuyên truyền, giải thích, định hướng dư luận tập trung vào những vấn đề người lao động, nhân dân quan tâm, chưa hiểu, hoặc hiểu chưa đúng về chính sách, quy định của pháp luật BHXH, BHYT.

Dương Văn Thắng - Tổng Biên tập Tạp chí BHXH

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

TIN MỚI

Return to top