ClockThứ Năm, 25/02/2016 10:52

Đưa chiến tranh biên giới vào sách giáo khoa: Giáo viên ủng hộ

Việc đưa cuộc chiến biên giới, vấn đề hải đảo vào sách giáo khoa sẽ nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới của đất nước của học sinh.

Đưa chiến tranh biên giới vào sách giáo khoa: chờ sách thì rất lâu!

Trước thông tin Bộ Giáo dục – Đào tạo đang xem xét đưa nội dung cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia và một số nội dung liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa mới, đa phần giáo viên và học sinh tại các trường phổ thông ở TP HCM đều tỏ ra đồng tình, phấn khởi.

Các ý kiến cho rằng, việc lồng ghép những nội dung này vào chương trình lịch sử mới sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về tính chất các cuộc chiến, từ đó nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới của đất nước.

Một tiết dạy lịch sử trên sa bàn của thầy và trò tỉnh An Giang

Tán thành với thông tin Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ bổ sung thêm những nội dung về các cuộc chiến biên giới và nội dung về Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa mới, thầy Lê Trúc Hưng, Tổ trưởng bộ môn Lịch sử, Trường Trung học phổ thông Phan Đăng Lưu cho rằng, đây là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay để hun đúc thêm tình yêu quê hương, đất nước trong giới trẻ.

“Sự hiểu biết của học sinh về vấn đề biên giới, hải đảo còn rất mơ hồ. Chương trình Lịch sử hiện tại, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã giảm tải một phần nào đó nhưng so với lượng kiến thức thì vẫn dài. Nếu bổ sung thêm nội dung về các cuộc chiến biên giới Tây – Nam, hải đảo không khéo sẽ tạo ra áp lực đối với học sinh. Do đó, khi đưa vào chúng ta cần lược bỏ những sự kiện không quan trọng. Chúng ta chỉ nên đưa vào những sự kiện lịch sử sinh động, lôi cuốn và giúp học sinh dễ hiểu”- thầy Lê Trúc Hưng nêu ý kiến.

Cô Phạm Thị Hoài Thương, giáo viên dạy môn Lịch sử Trường Trung học phổ thông Nhân Việt cho biết: “Đứng góc độ của một giáo viên dạy Lịch sử, tôi thấy thông tin này rất hợp lý vì 2 nội dung này rất thiết thực với tình hình hiện nay.

Hiện nay, vấn đề biển đảo, chủ quyền đang rất nóng và chúng ta cần phải giáo dục học sinh để các em thấy rõ ý thức của mình trong việc bảo vệ biên giới, biên cương, hải đảo của đất nước. Tôi sẽ tìm hiểu thêm tư liệu trên sách vở, cập nhật, bổ sung thêm kiến thức để sau này có trong chương trình thì bản thân sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn để dạy.

Trong những tiết học ngoại khóa, tôi sẽ lồng ghép các sự kiện này vào như một cách mở màn giúp học sinh dễ tiếp thu hơn khi các sự kiện này được đưa vào sách giáo khoa”.

Em Phù Bảo Ngọc, học sinh Trường Trung học phổ thông Phan Đăng Lưu cho biết: “Em cảm thấy rất vui khi Bộ Giáo dục – Đào tạo xem xét đưa nội dung các cuộc chiến biên giới, hải đảo vào sách giáo khoa. Như vậy, chúng em sẽ có cơ hội bổ sung thêm nhiều kiến thức về biển đảo, biên giới, từ đó tăng thêm nhận thức của giới trẻ chúng em về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới. Đây là vấn đề rất cần thiết”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không lan truyền thông tin chưa kiểm chứng về các xuất bản phẩm sử dụng trong nhà trường

Trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không ít lần trên mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh, nội dung sai sự thật hoặc không chính xác về sách giáo khoa khiến dư luận hoang mang, đồng thời, ảnh hưởng tới uy tín của ngành giáo dục. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia giáo dục khuyến cáo người dân nên thận trọng khi tiếp cận các nguồn thông tin không chính thống và không lan truyền những nội dung chưa được kiểm chứng, tác động tiêu cực tới quá trình dạy, học của thầy và trò các nhà trường.

Không lan truyền thông tin chưa kiểm chứng về các xuất bản phẩm sử dụng trong nhà trường
Nhộn nhịp thị trường đồ dùng học tập

Sách giáo khoa (SGK) và đồ dùng học tập là hành trang không thể thiếu của học sinh. Trước thềm năm học mới là thời điểm mua sắm SGK, đồ dùng học tập diễn ra sôi động nhất.

Nhộn nhịp thị trường đồ dùng học tập
Để không lệ thuộc sách giáo khoa

Hàng chục năm qua, sách giáo khoa (SGK) được xem là pháp lệnh. Giáo viên đã quen dạy học bám sát nội dung trong sách, thậm chí nhiều thầy cô dạy đúng đến từng câu, từng chữ. Khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, SGK chỉ là tài liệu tham khảo, giáo viên phải sử dụng một cách chủ động, không lệ thuộc.

Để không lệ thuộc sách giáo khoa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top