ClockThứ Hai, 28/08/2023 07:48

Để không lệ thuộc sách giáo khoa

TTH - Hàng chục năm qua, sách giáo khoa (SGK) được xem là pháp lệnh. Giáo viên đã quen dạy học bám sát nội dung trong sách, thậm chí nhiều thầy cô dạy đúng đến từng câu, từng chữ. Khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, SGK chỉ là tài liệu tham khảo, giáo viên phải sử dụng một cách chủ động, không lệ thuộc.

Bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023-2024Chuẩn bị đón học sinh trở lại trường sau hèTrao tặng 500 bộ sách giáo khoa và tập vở cho Trường Hữu Nghị Lào – Việt

 Học sinh hứng thú với chương trình giáo dục phổ thông mới

Từ năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT thực hiện nguyên tắc "một chương trình - nhiều bộ SGK", đồng nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn quan điểm "SGK là pháp lệnh" để chuyển sang quan điểm mới "Chương trình là pháp lệnh". Tức là giáo viên sẽ dạy học theo chương trình, chứ không phải theo SGK. Nhớ lại thời đã qua, một cô giáo có thâm niên trong nghề bùi ngùi kể, hồi ấy, tôi mới ra trường, tâm huyết với nghề lắm nên trong bài giảng thường hay mở rộng, muốn đưa thêm một số thông tin bổ trợ lượng kiến thức trong sách. Tiết dạy của tôi đã từng được đánh giá không đạt yêu cầu, cũng chỉ vì các ngữ liệu “vượt rào” SGK. Thế nên, suốt thời gian dài, tôi cứ áp dụng theo phương thức cô đọc, trò chép cho an toàn.

Tôi hiểu sự bức bí, gò bó của những giáo viên tâm huyết với nghề, khi lâu nay chỉ có một bộ SGK trong chương trình học. Thế nên, học sinh phải tập trung vào nội dung từng bài học, cụ thể. Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng, giáo viên linh động hơn trong việc dạy học. Căn cứ vào chuẩn kiến thức quy định, họ có thể sưu tầm thêm những tài liệu chính thống phù hợp, để truyền tải đến học trò. Trò chuyện với cô giáo trẻ, cô hào hứng bảo: “Theo chương trình mới, giáo viên được trao quyền chuyển tải nội dung bài học nặng hay nhẹ. Mỗi bộ SGK đều có tính ưu việc riêng, kiến thức nào hay thì mình chắt lọc để đưa vào bài giảng”. Nói như vậy, không có nghĩa là mỗi người dạy một phách, tùy theo năng lực của học sinh, cũng như định hướng, chiến lược giáo dục của mỗi trường, mà có kế hoạch biên soạn tài liệu học tập phù hợp với người học.

Tất nhiên, việc chuyển từ "dạy học theo SGK" sang "dạy học theo chương trình" không phải là vấn đề đơn giản. Tư duy lệ thuộc vào SGK đã ăn sâu, bén rễ trong giáo dục. Thậm chí, nhiều giáo viên, cán bộ quản lý lâu năm vẫn còn lẫn lộn chương trình học với SGK trong một thuật ngữ kép là "chương trình SGK". Ngoài ra, điều khiến nhiều người băn khoăn, chương trình dạy các tổ hợp vẫn còn nhiều bất cập, giáo viên dạy hóa cũng có thể dạy lý và ngược lại, thì liệu họ có đủ tư tin để mở rộng kiến thức ngoài SGK. Nhiều giáo viên cho rằng, đa số các trường học, quy định thời gian kết thúc chương trình ở từng giai đoạn trong cùng một khối, thời lượng cho từng tiết học. Điều này, vô tình trói buộc giáo viên vào những bài học và nội dung tiết học cụ thể. Chương trình mới, SGK mới mà cách kiểm tra đánh giá vẫn như cũ, e rằng thầy và trò khó thoát ly SGK để bám theo chuẩn đầu ra của chương trình.

Trăn trở về điều này, có ý kiến lạc quan, đôi khi việc phụ thuộc vào SGK là một thói quen chứ không phải vấn đề năng lực giáo viên. Thay đổi tư duy của đội ngũ giáo viên có thể làm được. Tuy nhiên, việc cần thiết là đào tạo đủ giáo viên theo chương trình khung mới, cải tiến phương pháp giảng dạy, cách ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng đảm bảo, học sách nào cũng có thể đáp ứng yêu cầu các kỳ thi chung. Có như vậy, giáo viên mới sử dụng SGK chủ động, không lệ thuộc. Bởi, nếu không thay đổi được thói quen, quan niệm, cách tiếp cận với SGK, ắt hẳn sẽ khó đạt được điểm đổi mới quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông.

Bài, ảnh: An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân nhắc lựa chọn sách giáo khoa

Năm học 2024 - 2025 là năm học phủ hết chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 từ lớp 1 đến lớp 12 và là năm đầu tiên học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo chương trình mới. Để dạy và học có hiệu quả cao, giáo viên giảng dạy các bộ môn ngoài việc đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình, cần phải lựa chọn sách giáo khoa thuộc bộ sách nào phù hợp.

Cân nhắc lựa chọn sách giáo khoa
“Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”.

Sáng 24/8, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học và các đơn vị liên quan trong cả nước tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”.

“Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”
“Nhẹ gánh” khi giảm giá sách giáo khoa

“Giá sách giáo khoa (SGK) đã giảm trong năm học này chưa?” là câu hỏi tôi được nghe nhiều nhất khi đến nhà sách trong những ngày này. Nhiều người ngóng trông bởi giá SGK cao gấp 3 đến 4 lần từ khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới. Một số gia đình, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa gặp khó khi phải xoay xở, chật vật mới mua được bộ SGK cho con.

“Nhẹ gánh” khi giảm giá sách giáo khoa
Giảm giá bán sách giáo khoa tái bản dùng cho năm học 2024-2025

Năm học 2024-2025, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa tái bản theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11; đồng thời xây dựng giá bán sách giáo khoa các lớp 5, 9, 12 (xuất bản năm đầu tiên) theo cơ cấu giá đã giảm của sách giáo khoa tái bản. Giá bìa các bộ sách được giảm khoảng 10%.

Giảm giá bán sách giáo khoa tái bản dùng cho năm học 2024-2025

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top