ClockThứ Tư, 24/02/2016 09:57

Đưa chiến tranh biên giới vào sách giáo khoa: chờ sách thì rất lâu!

Ông Nguyên Dư Trai, người dân phường Tây Lộc, thành phố Huế bày tỏ, việc Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung SGK mới để giảng dạy về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là đúng đắn để giáo dục thế hệ trẻ

Đưa chiến tranh biên giới vào sách giáo khoa: Giáo viên ủng hộ

Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa cho biết, Bộ sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung sách giáo khoa (SGK) mới.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Bộ GD-ĐT đang lắng nghe ý kiến của các nhà sử học, người dân. Thời gian tới, khi công bố khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa... vào SGK với dung lượng phù hợp.


Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung sách giáo khoa mới (ảnh minh họa)

Từ những năm trước, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai Đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập lịch sử Khánh Hòa ở trường phổ thông” do Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Khánh Hòa chủ biên. Sau đó, nội dung này đã được biên soạn thành tài liệu bồi dưỡng giáo viên và giảng dạy trong trường phổ thông. 

Tiến sĩ Nguyễn Kim Hoa cho biết, trong lúc chờ đợi SGK thì Bộ GD-ĐT nên biên soạn các chuyên đề để hướng dẫn giáo viên giảng dạy thành các tiết độc lập trong trường phổ thông.

“Những vấn đề Bộ GD-ĐT chuẩn bị để đưa vào SGK, nếu chờ sách thì rất là lâu. Biên tập sách đâu phải là có ngay được. Trong lúc chờ đợi để có những bộ sách chính thức, bây giờ có thể bổ sung trước thành những chuyên đề, cho anh em tập huấn, rồi đưa vào giảng dạy một cách độc lập. Địa phương có cả đề tài nhỏ viết về Trường Sa, có bổ sung sử địa phương, nhất là thế mạnh tiềm năng biển đảo”- Tiến sĩ Kim Hoa nói.

** Ông Phạm Quang Hùng, Nguyên Trưởng Bộ môn lịch sử, trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết, việc đưa vào, mở rộng việc giảng dạy vấn đề chiến tranh biên giới,  bảo vệ biển đảo là điều rất cần thiết trong lúc này.

Ông Quang Hùng nhấn mạnh: “Tôi thấy đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung SGK mới là cần thiết, các biến cố lịch sử rất lớn, trong dòng chảy lịch sử như vậy không thể đứt quãng được, đó là truyền thống chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt là tình hình biển Đông hiện nay, Trung Quốc đang có những mưu đồ trên biển Đông, không thể không đưa phần này được. Không chỉ để cho các thế hệ mai sau hiểu về lịch sử mà còn để nói rõ với thế giới rằng là chúng ta không quên lịch sử”.

** Cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế cho rằng, những sự kiện lịch sử như chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới Việt -Trung, những sự kiện ở Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta cần phải đưa vào SGK để cho các em học và nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về lịch sử.

Thực ra trong quá trình dạy, giáo viên đã có lồng thêm những thông tin về quần đảo Hoàng Sa, Trưởng Sa, những sự kiện về chiến tranh biên giới, chiến tranh  Việt-Trung để các em hiểu được hơn về lịch sử.

** Ông Nguyên Dư Trai, người dân phường Tây Lộc, thành phố Huế bày tỏ, việc Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới và hải đảo vào nội dung SGK mới để giảng dạy về chiến tranh  bảo vệ Tổ quốc biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là đúng đắn để giáo dục thế hệ trẻ sau này biết được truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông mà học tập, noi theo.

Các cuộc chiến này đối với nhân dân Việt Nam chúng ta là bảo vệ  chủ quyền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Thời lượng đưa vào càng sâu càng tốt.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân nhắc lựa chọn sách giáo khoa

Năm học 2024 - 2025 là năm học phủ hết chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 từ lớp 1 đến lớp 12 và là năm đầu tiên học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo chương trình mới. Để dạy và học có hiệu quả cao, giáo viên giảng dạy các bộ môn ngoài việc đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình, cần phải lựa chọn sách giáo khoa thuộc bộ sách nào phù hợp.

Cân nhắc lựa chọn sách giáo khoa
“Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”.

Sáng 24/8, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học và các đơn vị liên quan trong cả nước tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”.

“Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”
“Nhẹ gánh” khi giảm giá sách giáo khoa

“Giá sách giáo khoa (SGK) đã giảm trong năm học này chưa?” là câu hỏi tôi được nghe nhiều nhất khi đến nhà sách trong những ngày này. Nhiều người ngóng trông bởi giá SGK cao gấp 3 đến 4 lần từ khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới. Một số gia đình, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa gặp khó khi phải xoay xở, chật vật mới mua được bộ SGK cho con.

“Nhẹ gánh” khi giảm giá sách giáo khoa
Giảm giá bán sách giáo khoa tái bản dùng cho năm học 2024-2025

Năm học 2024-2025, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa tái bản theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11; đồng thời xây dựng giá bán sách giáo khoa các lớp 5, 9, 12 (xuất bản năm đầu tiên) theo cơ cấu giá đã giảm của sách giáo khoa tái bản. Giá bìa các bộ sách được giảm khoảng 10%.

Giảm giá bán sách giáo khoa tái bản dùng cho năm học 2024-2025

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top