ClockThứ Hai, 29/05/2017 05:46

Hỗ trợ người nộp thuế

TTH - Hơn 3.000 hồ sơ quyết toán và hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của tổ chức và cá nhân đã được cơ quan thuế (CQT) tiếp nhận và xử lý trong “Tuần hỗ trợ quyết toán thuế năm 2016” tại Cục Thuế tỉnh và 9 chi cục thuế trên địa bàn. Đây là một trong những chương trình trọng điểm hỗ trợ người nộp thuế (NNT) trong năm 2017.

Thực hiện kế hoạch hành động của UBND tỉnh về “Năm doanh nghiệp Thừa Thiên Huế 2017”, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp (DN), Cục Thuế tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ NNT năm 2017; trong đó chú trọng việc xây dựng các chương trình hỗ trợ NNT một cách thiết thực, gần gũi và hiệu quả.

Người nộp thuế được hướng dẫn và giải đáp thắc mắc trong quá trình quyết toán thuế tại văn phòng Cục Thuế tỉnh

Nằm trong chương trình hỗ trợ NNT, “Tuần lễ hỗ trợ quyết toán thuế năm 2016” được CQT triển khai trong quý đầu tiên của năm 2017 (từ ngày 20/3/- 31/3/2017) . Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, chương trình đã thu hút hơn 3.000 lượt NNT tham gia và nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Văn phòng Cục Thuế tỉnh và các chi cục thuế. Chương trình đã hỗ trợ NNT trong việc lập tờ khai quyết toán, kiểm tra hồ sơ đầu vào…giúp cho công tác hoàn thuế được thực hiện nhanh hơn so với trước đây rất nhiều.

“Theo một cuộc khảo sát sau chương trình hỗ trợ, hầu hết NNT đều cảm thấy cần thiết, giúp cho họ rất nhiều trong khâu hoàn thiện hồ sơ, nhất là những người lần đầu đi làm quyết toán. NNT cũng đánh giá cao thái độ, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ thuế tại bộ phận một cửa. Đây chính là động lực để CQT tiếp tục triển khai những chương trình hành động hướng đến NNT sau này”. Bà Âu Thị Nguyệt Liên - Trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT- Cục Thuế tỉnh cho biết.

Theo bà Liên, trong thời gian trung tuần của tháng 5, Cục Thuế tỉnh có kế hoạch tổ chức từ 10-15 hội nghị tập huấn, đối thoại DN tại các CQT; trong đó sẽ có một hội nghị được tổ chức với sự tham gia của hơn 1.000 DN trên địa bàn tỉnh do lãnh đạo Cục Thuế tỉnh chủ trì. Đây là chương trình thường niên của CQT, một phần cập nhật chính sách mới cho NNT, một phần sẽ giải đáp các vướng mắc, tháo gỡ những khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đích đến cuối cùng của mọi công cuộc cải cách hành chính thuế đều hướng về DN, lấy NNT làm trung tâm trong các chương trình hành động của CQT. Sẽ là thiếu sót nếu như công tác cải cách thủ tục hành chính thuế được xây dựng mà không có ý kiến đóng góp của NNT.

 Chính vì vậy, ngoài các chương trình mang tính “nghiệp vụ”, trong thời gian đến, Cục Thuế tỉnh còn tổ chức “Tuần lễ lắng nghe ý kiến NNT”. Bên cạnh việc hỗ trợ cho NNT về mặt chính sách, qua chương trình này CQT sẽ tiếp nhận những ý kiến đóng góp hay của NNT về chính sách, quy định, thủ tục hành chính thuế…; thậm chí là những phản ánh, kiến nghị của DN về thái độ của cán bộ thuế trong thực thi công vụ để CQT có thể “nhìn lại mình”. Lãnh đạo Cục Thuế cam kết, những góp ý của NNT sẽ được CQT ghi nhận, đồng thời đề xuất đến những nhà hoạch định chính sách để xây dựng những chính sách thuế phù hợp, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy được sự phát triển của cộng đồng DN.

Trong bối cảnh lãnh đạo tỉnh đang ra sức quyết tâm cải cách hành chính toàn diện nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho các DN đang hoạt động kinh doanh và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư triển vọng đến với vùng đất Cố đô Huế, Cục Thuế tỉnh xem đây là một thách thức đồng thời là cơ hội vàng để triển khai các chương trình hỗ trợ NNT được “ấp ủ” bấy lâu nay.

Anh Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Return to top