ClockThứ Ba, 20/11/2018 06:45

Hướng đến phát triển bền vững

TTH - Với giá trị cốt lõi “Nhân văn, chuyên nghiệp, phát triển bền vững”, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đang dần định hình thương hiệu thông qua việc tạo dấu ấn riêng.

Đồng hành cùng người lao động.Những con đường mang tên Đồng LâmXi măng Đồng Lâm: Ứng dụng sáng kiến kỹ thuật vào sản xuất

Lực lượng lao động tại nhà máy xi măng Đồng Lâm được đảm bảo các quyền lợi

Chuyên nghiệp

Trong câu chuyện gần đây với Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Đồng Lâm Phan Lê Dũng, chúng tôi được chia sẻ một câu chuyện khá thú vị nhân ngày gặp gỡ giữa cán bộ công nhân viên (CBCNV) với ban lãnh đạo công ty.

Lúc ấy, nhiều CBCNV có ý kiến muốn được hỗ trợ xi măng xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, ông Phan Lê Dũng lại khẳng định chắc nịch: “Công ty có rất nhiều chính sách đãi ngộ cho CBCNV, chúng ta không còn trong thời kỳ “sản xuất gì ăn đó”. Nếu CBCNV có nhu cầu xây dựng nhà ở, công ty sẽ giới thiệu kết nối với các đại lý cung ứng xi măng của công ty giúp CBCNV mua xi măng với giá cả tốt. Việc “làm gì, ăn đó” sẽ tạo nên tư tưởng ỷ lại, chưa nói nếu ưu tiên cho CBCNV được mua xi măng với giá ưu đãi thì các đại lý cầu nối mang lại doanh thu cho công ty sẽ ra sao”.

Câu chuyện này giúp chúng tôi định hình được phần nào về điều mà Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đang hướng đến là tính chuyên nghiệp trong quản trị nhà máy và hệ thống phân phối.

Theo bà Trần Thị Thu Hoa, Giám đốc Bộ phận Nhân sự Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, “Nhân văn, chuyên nghiệp, phát triển bền vững” là 3 giá trị cốt lõi mà Đồng Lâm đang theo đuổi và cố gắng hoàn thiện. Trong đó, nhân văn được xếp hàng đầu, thông qua việc tạo môi trường làm việc tốt nhất cho gần 500 kỹ sư, công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Môi trường làm việc không thiên về chỉ đạo điều hành mà theo cơ chế mở, mọi người được thể hiện giá trị cá nhân, tạo điều kiện cho CBCNV phát huy các sáng kiến, đưa ra các ý tưởng sáng tạo. Các ý tưởng sáng kiến được tiếp thu để xây dựng các chương trình nghiên cứu phát triển hàng năm. Nhờ đó, mỗi năm có hàng chục sáng kiến kỹ thuật được triển khai và ứng dụng hiệu quả.

Giá trị nhân văn còn được thể hiện khá chuẩn mực thông qua các hoạt động vì cộng đồng, hướng đến cộng đồng. Chỉ riêng trong hai năm 2017-2018, doanh nghiệp đã tự nguyện đóng góp gần 8 tỷ đồng cho những hoạt động này. Mới đây, thông qua chương trình nông thôn mới (NTM), Công ty CP Xi măng Đồng Lâm tiếp tục tài trợ hơn 2.100 tấn xi măng cho chương trình xây dựng NTM thi công hơn 13,5km đường giao thông nông thôn tại các huyện, thị xã; góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng NTM của tỉnh. Riêng, năm 2017, công ty tài trợ 1.400 tấn xi măng xây dựng 12km đường giao thông các huyện, thị xã và 210 triệu đồng xây dựng nhà tình thương cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Phong Điền.

Cân bằng lợi ích

Dây chuyền sản xuất của nhà máy có công suất lò nung 5.000 tấn clinker/ngày đêm, tương ứng với sản lượng xi măng xấp xỉ 2 triệu tấn/năm trong giai đoạn I. Sang giai đoạn II, dự kiến công suất của nhà máy sẽ tăng lên gấp đôi với 10.000 tấn clinker/ngày, tương đương 4 triệu tấn xi măng/năm.

Từ giá trị nhân văn, tính chuyên nghiệp trong quản lý, vận hành, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm hướng đến xây dựng và phát triển bền vững. “Phát triển bền vững là tạo lập sự cân bằng tối ưu giữa việc sử dụng các nguồn tài nguyên và trách nghiệm xã hội, hài hòa lợi ích doanh nghiệp với người lao động, cộng đồng. Do đó, Đồng Lâm luôn tập trung đổi mới trong công nghệ sản xuất, cam kết khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo được một cách hiệu quả và tối ưu như một trách nhiệm với thế hệ tương lai. Sử dụng năng lượng tiết kiệm đồng thời tận dụng các chất thải công nghiệp và dân dụng làm nhiên liệu; tạo lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả; bảo đảm cao nhất an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động”.

Với tổng số vốn đầu tư 200 triệu USD, Nhà máy Xi măng Đồng Lâm được đầu tư đồng bộ thiết bị và công nghệ chủ lực từ các hãng chế tạo nổi tiếng theo tiêu chuẩn châu Âu. Đây là nhà máy duy nhất tại miền Trung được trang bị 2 máy phân tích nhanh sử dụng nguồn phóng xạ gamma và nơtron hoạt tính PGNAA (kích hoạt nơtron-gamma tức thời) cho kết quả phân tích phối liệu theo thời gian thực. Sản phẩm của công ty có mặt tại nhiều tỉnh thành miền Trung, Tây Nguyên, tham gia xây dựng nhiều công trình lớn như: hầm Đèo Cả, dự án mở rộng sân bay Đà Nẵng, tòa nhà Vincom Huế…

Với những giá trị cốt lõi trên, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đang xây dựng bộ quy chế văn hóa doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử chung. Kèm theo đó, công ty sẽ xây dựng hệ thống đánh giá đến từng cá nhân nhằm rà soát, đánh giá năng lực của mỗi CBCNV để có chế độ đãi ngộ tương xứng.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Liên kết & nâng tầm thương hiệu

Câu chuyện về liên kết để nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề đã và đang được các doanh nghiệp (DN), làng nghề triển khai nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cơ hội giao thương, góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Liên kết  nâng tầm thương hiệu
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
Return to top