ClockThứ Tư, 31/10/2018 06:00

Xi măng Đồng Lâm: Ứng dụng sáng kiến kỹ thuật vào sản xuất

TTH - Ngoài đầu tư trang thiết bị, máy móc đồng bộ, hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm (Công ty Đồng Lâm) chủ động ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật của cán bộ, công nhân viên (CB-CNV) làm lợi hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Xi măng Đồng Lâm: Dấu ấn 4 năm vận hànhXi măng Đồng Lâm: Phát triển sản xuất với chia sẻ lợi ích cộng đồng

Hệ thống điều hành tự động

Cải tiến dây chuyền lò nung clinker

Thiết kế ban đầu, clinker vào máy nghiền xi măng có nhiệt độ 80÷100oC, kết hợp với nhiệt độ sinh ra trong quá trình nghiền và từ buồng đốt phụ sử dụng dầu DO để sấy nguyên liệu khi máy nghiền hoạt động. Tuy nhiên thực tế vận hành sản xuất có thời điểm clinker thấp hơn nhiệt độ này, do lượng clinker tồn trữ lâu hơn trong silo. Vào mùa mưa, các nguyên vật liệu như thạch cao, puzzolana có độ ẩm cao, đòi hỏi lượng nhiệt sấy lớn, phải sử dụng lượng nhiệt đốt từ buồng đốt phụ lớn và thường xuyên hơn, do đó làm tăng tiêu tốn dầu DO cho máy nghiền xi măng, ảnh hưởng khá lớn đến chi phí sản xuất. Vì vậy, dùng nguồn nhiệt lượng khác để thay thế cho việc đốt dầu DO sấy máy nghiền được đầu tư nghiên cứu. Và phương án lắp đặt mới hệ thống đường ống gió nóng tận dụng khí thải từ máy làm nguội clinker để sấy máy nghiền xi măng là giải pháp quan trọng.

Theo ông Nguyễn Hữu Chi, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu phát triển và dịch vụ kỹ thuật, lắp đặt đường ống dẫn thu hồi khí nóng từ hệ thống làm nguội clinker của dây chuyền lò nung clinker, nhằm tận dụng nhiệt phục vụ sấy nguyên liệu cho máy nghiền xi măng, giảm phát thải khí thải ra môi trường. Sáng kiến này được ứng dụng từ tháng 3/2016, với chi phí đầu tư 14 tỷ đồng, tuy nhiên thực tế việc sử dụng khí nóng thu hồi giúp tiết kiệm hơn 14 tỷ đồng/năm so với việc sử dụng dầu DO để sấy nghiền xi măng. Như vậy từ khi hoàn thành, đưa vào sử dụng đến nay đề tài đã thu hồi vốn và đem lại lợi ích hàng chục tỷ đồng cho công ty, góp phần giảm phát thải nguồn nhiệt thừa từ hệ thống làm nguội clinker ra môi trường, giảm đốt dầu DO tại buồng đốt ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện, công ty cũng triển khai nhiều giải pháp cải tiến, hợp lý hóa, tối ưu hóa vận hành, thiết bị hoạt động với năng suất cao, đạt và vượt năng suất thiết kế, giảm phát thải NOX (oxyde nitơ) trong khí thải lò nung, giảm tiêu năng lượng (than, điện, dầu DO) trong sản xuất clinker... Đồng thời, thực hiện các chương trình nghiên cứu như: ổn định nguồn cung nguyên liệu chiến lược cho công ty, nâng cao đặc tính sử dụng xi măng PCB40 xá (xi măng rời) trong hỗn hợp bê tông, đa dạng hóa sản phẩm, sản phẩm luôn đạt ổn định, chất lượng.

Hiện thực hóa sáng kiến kỹ thuật

Ông Nguyễn Hữu Chi chia sẻ: Dù được thừa hưởng từ quá trình đầu tư dự án, dây chuyền công nghệ của nhà máy xi măng Đồng Lâm với công nghệ, thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại theo hướng tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ cao trong khai thác, quản lý chất lượng; có khả năng sử dụng nhiên liệu thay thế, giảm phát thải khí thải có hại, nhưng ngay khi đi vào hoạt động, công ty xác định nhiệm vụ nghiên cứu phát triển là cần thiết và là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển. Do đó, công ty đã thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển chuyên trách để quản lý và thực hiện, tạo thuận lợi cho CB-CNV, cũng như xây dựng qui trình hiện thực hóa các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Theo đó, hàng năm, các hoạt động sáng kiến, cải tiến được phổ biến đến toàn thể CB-CNV cùng tham gia. Các ý tưởng sáng kiến được tiếp thu để xây dựng thành các chương trình nghiên cứu phát triển của năm. Nhờ đó, mỗi năm có hàng chục sáng kiến kỹ thuật được triển khai và ứng dụng hiệu quả.

Giám đốc Bộ phận nhân sự, bà Trần Thị Thu Hoa cho hay: Chúng tôi quản lý CB-CNV tại nhà máy theo quan điểm không thiên về quản lý chỉ đạo mà thiên về phát huy năng lực; nhờ đó tạo điều kiện cho CB-CNV đưa ra các ý tưởng và hỗ trợ hoàn thiện các ý tưởng đó, phát huy được sức sáng tạo của lực lượng lao động.

Việc thực hiện chế độ khen thưởng, vinh danh hàng năm để khuyến khích tinh thần nghiên cứu, sáng tạo; đào tạo bổ sung chuyên môn và quản lý cho CB-CNV; duy trì đầu tư mạnh kinh phí cho các hoạt động sáng kiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng là động lực giúp CB-CNV có nhiều ý tưởng sáng tạo phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.

Thời gian tới, việc định hướng phát triển các ứng dụng sáng kiến của công ty được chú trọng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong đó, ưu tiên áp dụng các giải pháp tối ưu hóa vận hành, thiết bị hoạt động tăng hiệu quả sản xuất; tối ưu hóa các chỉ tiêu định mức, ổn định chất lượng xi măng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt
Từng bước nâng cấp các tuyến đê phục vụ sản xuất

Nhiều tuyến đê sông, đầm phá trên địa bàn tỉnh xuống cấp, cao trình đỉnh đê thấp, không đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt khi có triều cường và lũ tiểu mãn. Ngoài trồng rừng ngập mặn “hộ đê”, từng bước nâng cấp các tuyến đê phục vụ sản xuất là yêu cầu cần thiết hiện nay.

Từng bước nâng cấp các tuyến đê phục vụ sản xuất
Điểm sáng trong thi đua tăng gia sản xuất

Khu vực tăng gia sản xuất của Đồn Biên phòng Hương Nguyên lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn các loại rau theo mùa; đàn heo, dê, bò thường xuyên được duy trì mỗi loại vài chục con… Đơn vị còn tích cực hỗ trợ người dân trên địa bàn thực hiện các mô hình chăn nuôi hiệu quả, qua đó tăng cường tình đoàn kết, gắn bó quân – dân.

Điểm sáng trong thi đua tăng gia sản xuất

TIN MỚI

Return to top