ClockThứ Hai, 12/11/2018 14:25

“Không phải tư duy hết đất chạy lên núi”

TTH - Ngày 7/11 vừa qua, tại buổi làm việc với đại diện lãnh đạo 13 địa phương khu vực miền Trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ sẽ trích ngân sách dự phòng Trung ương của năm nay để hỗ trợ 13 tỉnh, thành xử lý khẩn cấp tình trạng sạt lở bờ biển và bồi đắp cửa sông.

Sông Bạch Yến sạt lở nặngGiải tỏa khu vực I, Kinh thành Huế: Bài toán di dân - Kỳ 1: “Đi sớm, về muộn”

Thông điệp trên của Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở miền Trung đang diễn ra nghiêm trọng, với 88 điểm sạt lở bờ biển trên tổng chiều dài hơn 120 km (trong đó có 48 điểm cấp bách) và 40 điểm bồi lấp cửa sông, trong đó có 24 điểm cần xử lý khẩn cấp. Tình trạng sạt lở đang đe dọa trực tiếp tới tính mạng, tài sản, cuộc sống của người dân nhiều địa phương.

Tại Thừa Thiên Huế, sạt lở bờ biển diễn ra gay gắt tại 12 điểm với tổng chiều dài khoảng 30km, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của hơn 2.300 hộ dân. Trong đó có những nơi như xã Vinh Hải (huyện Phú Lộc), biển xâm thực tuyến bờ dài 3,3 km, có đoạn sâu vào đất liền chỉ còn cách Tỉnh lộ 21 khoảng 0,5 m. Tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang), sạt lở bờ biển lấn sâu vào khu dân cư làm nhiều ngôi nhà, cơ sở sản xuất giống thủy sản bị sóng đánh sập, hàng trăm ngôi nhà dân chỉ còn cách bờ biển vài chục mét. Tỉnh cũng như các tỉnh miền Trung, nhiều năm nay, công tác di dời, tái định cư cho người dân vùng sạt lở được triển khai. Những nơi trọng điểm sạt lở được cấp kinh phí xây kè chắn sóng.

Trong gần 40 năm qua, ước tính trên địa bàn tỉnh đã có hơn 100 ha đất bị biến mất do biển xâm thực. Ngoài giải pháp di dân, gia cố tạm thời, chờ Trung ương hỗ trợ kinh phí xây kè chắn sóng, các giải pháp khác như trồng cây gây rừng chưa được thực hiện quyết liệt.

Với diễn biến khó lường, ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu như hiện nay, tình trạng biển xâm thực được dự báo tiếp tục tiến triển nhanh, dữ dội. Kinh phí để chống sạt lở chắc chắn là con số không nhỏ. Để khắc phục sạt lở bờ biển tại 12 điểm ảnh hưởng, tỉnh dự kiến kinh phí xây kè đã vào khoảng 1.700 tỷ đồng. Nếu công tác giữ biển không đi trước một bước, chỉ ngồi đợi biển lở rồi chờ được đầu tư kinh phí khắc phục khẩn cấp, đây sẽ là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “60% GDP của Việt Nam là từ các địa phương có biển. Dải đất miền Trung hẹp nên việc lấn biển, giữ gìn đất đai, phát triển non sông đất nước rất quan trọng chứ không phải tư duy hết đất chạy lên núi”.

Rõ ràng, việc hỗ trợ để các tỉnh khắc phục sạt lở khẩn cấp bờ sông, bờ biển là giải pháp cấp bách. Tuy nhiên, ngoài khắc phục sạt lở là đầu tư xây kè, di dân, cần có chiến lược, giải pháp để chủ động giữ đất hiệu quả, mang tính lâu dài, bền vững và hướng đến phòng ngừa, thậm chí là lấn biển.

Thực tế đòi hỏi những giải pháp căn cơ hơn để thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó, giải pháp bền vững là trồng cây xanh chắn sóng. Qua kinh nghiệm của nhiều địa phương ven biển, trồng rừng phi lao chắn cát, chắn sóng là biện pháp thông dụng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc trồng rừng giữ biển, lấn biển của các tỉnh miền Trung chưa được đặt ra và chú trọng một cách đúng mức.

Ở tầm vĩ mô, trong khi sạt lở bờ biển, bờ sông đã diễn ra âm thầm rồi ồ ạt trong hàng chục năm qua thì đến nay, phương án tổng ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển trong cả nước vẫn đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, dự kiến trình Chính phủ cuối năm hay.

Đúng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Không chỉ chạy “theo đuôi” sạt lở, việc thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có tình trạng sạt lở bờ biển do xâm thực cần thay đổi tư duy. Đó là giữ đất, lấn biển chứ không chỉ bị động nhìn sạt lở và chờ hỗ trợ khắc phục khẩn cấp.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thay đổi tư duy, cách làm trong phát triển kinh tế

Với mục tiêu giúp hội viên nông dân (HVND) thoát nghèo bền vững, thời gian qua Hội Nông dân TP. Huế đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giúp hội viên thay đổi tư duy, cách làm trong phát triển kinh tế, trở thành “cầu nối” giúp nhiều nông dân tiếp cận được nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD).

Thay đổi tư duy, cách làm trong phát triển kinh tế
Tiếp tục có mưa lớn trong những ngày tới

Từ ngày 14 đến 17/11, trên địa bàn tỉnh có mưa to, mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 500mm. Cần đề phòng sạt trượt ở vùng núi, ngập úng vùng thấp trũng.

Tiếp tục có mưa lớn trong những ngày tới
Rà soát di dân, hạ mực nước hồ chứa ứng phó mưa lớn

Dự báo từ đêm 12 đến ngày 17/11, trên địa bàn tỉnh có mưa to, mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 250-500mm, có nơi trên 800mm. Hồ đập tiếp tục điều tiết nước, các địa phương rà soát di dân, chủ động phương án ứng phó.

Rà soát di dân, hạ mực nước hồ chứa ứng phó mưa lớn
Thay đổi tư duy làm du lịch

Thừa Thiên Huế chọn du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn nhưng để đạt được hiệu quả, ngành du lịch và các đơn vị liên quan cần thay đổi tư duy, có cách làm sáng tạo, chuyển từ cung cấp cái mình có sang cung cấp dịch vụ và sản phẩm mà khách cần.

Thay đổi tư duy làm du lịch
Return to top