ClockThứ Tư, 10/01/2018 08:29

Lao động ASEAN chưa sẵn sàng... nghỉ hưu

TTH - Tạp chí Nikkei ngày 9/1 trích dẫn kết quả một cuộc khảo sát do FT Confidential Research, dịch vụ nghiên cứu độc lập của tờ Financial Times thực hiện trên 5.000 cư dân đô thị ở khu vực Đông Nam Á cho thấy, người lao động chưa sẵn sàng cho việc nghỉ hưu.

Trung tâm ASEAN-Nhật Bản xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch ASEANSingapore tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31 ở PhilippinesXây dựng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ mạnh mẽ hơnASEAN+3 thông qua chiến lược đảm bảo an ninh lương thựcNga sắp lập phái đoàn đại diện thường trực tại ASEAN

Theo đó, một tỷ lệ lớn những người trả lời khảo sát trong độ tuổi 18-50 ở 5 nền kinh tế đang phát triển nhất ASEAN nói rằng, họ không tự tin hoặc không chắc chắn về việc có thể sống thoải mái trong những năm nghỉ hưu. Chính vì thế, họ sẽ tiếp tục làm việc khi đã qua độ tuổi nghỉ hưu để tự hỗ trợ bản thân.

Bà Pranom Chartyothin 72 tuổi, một người bán và thu vé xe buýt tại trung tâm thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters

Không lương hưu, không đủ tiền tiết kiệm

Cuộc khảo sát cho hay, ở một số quốc gia, có đến 1/2 số người trả lời không được tiếp cận với lương hưu hoặc quỹ tiết kiệm. Họ cũng có mức tiền tiết kiệm hạn chế.

Trong số những người Malaysia không tiếp cận lương hưu hay quỹ tiết kiệm, 31,7% chỉ tiết kiệm được 24 USD hoặc thậm chí ít hơn. Trong khi đó, 34,8% những người Thái Lan không có hỗ trợ nghỉ hưu chỉ tiết kiệm được 31 USD hoặc thấp hơn.

Tuy nhiên, ngay cả những người được tiếp cận lương hưu hoặc các quỹ khác cũng không sẵn sàng để nghỉ hưu. Quỹ tiết kiệm Người lao động Malaysia (EPF), nơi quản lý kế hoạch tiết kiệm hưu trí bắt buộc cho gần 7 triệu lao động trong khu vực tư nhân cho rằng, đa số người dân Malaysia không tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu.

Khi tỷ lệ phụ thuộc trở thành vấn đề

Dựa trên số liệu của Liên Hiệp quốc (LHQ), các nhà nghiên cứu ước tính độ tuổi trung vị ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2017 là 29 tuổi. Thế nhưng, con số này là bởi khoảng 1/2 dân số Indonesia, tương đương với 261 triệu người dưới 29 tuổi, trong khi độ tuổi trung vị của người Philippines chỉ là 24,5 tuổi.

Tỷ lệ phụ thuộc ở cả 2 quốc gia này cũng giảm, nhờ số người trẻ tuổi tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn, đồng nghĩa với việc lực lượng lao động lớn hỗ trợ số lượng nhỏ hơn nhóm người phụ thuộc, những người quá trẻ hoặc quá già để làm việc. Cấu trúc tuổi này có thể thúc đẩy các giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Trong khi đó, ở những nơi khác trong ASEAN, lợi tức dân số đang dần mờ nhạt trong bối cảnh dân số già đi. Tỷ lệ phụ thuộc đang gia tăng ở Việt Nam và Thái Lan. Thách thức của Thái Lan là đặc biệt cấp bách bởi quốc gia này có độ tuổi trung vị là 38 tuổi, lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tiềm năng tăng trưởng của Thái Lan có nguy cơ bị hạn chế bởi nhân khẩu học, làm cho vấn đề già hoá trở nên trầm trọng hơn.

Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra, tuổi thọ khi sinh ở Malaysia tăng từ 60 tuổi trong năm 1960 lên 78 tuổi vào năm 2015. Đối với Thái Lan, con số này tăng từ 57 lên 79 tuổi trong cùng thời kỳ, trong khi ở Việt Nam, con số này tăng từ 63 lên 81 tuổi.

Theo đó, các nhà hoạch định chính sách ASEAN đang có những biện pháp để giải quyết khả năng lực lượng lao động sụt giảm. Trong đó, Malaysia tăng tuổi nghỉ hưu từ 55 lên 60 tuổi hồi năm 2012 và đang bàn thảo để tăng lên 65 tuổi. Thái Lan quyết định 60 là tuổi nghỉ hưu theo luật. Ở Việt Nam, Chính phủ đề xuất nâng độ tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62 tuổi đối với nam giới và từ 55 lên 60 tuổi đối với nữ giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, ASEAN sẽ đòi hỏi những chính sách mạnh mẽ hơn để duy trì tăng trưởng kinh tế vững chắc trong tương lai, có thể bao gồm việc sử dụng rộng rãi hơn lao động nước ngoài hoặc tăng cường tự động hóa.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Nikkei, FT Confidential Research & Financial Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Return to top