Molokai - Cội nguồn nuôi dưỡng tài năng…
TTH - Năm nay, nhà điêu khắc Molokai, người con của dân tộc Cơ – Tu (Hương Lâm, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã 64 tuổi, ông nguyên là giảng viên của Khoa Điêu khắc Trường đại học Nghệ thuật Huế. Trong giới nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, nhất là các nghệ sĩ điêu khắc khi nói đến Molokai, mọi người nghĩ ngay đến tác phẩm nổi tiếng của ông là Tiếng cồng Tây Nguyên (Thạch cao - 1972 - Hiện trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) - một tác phẩm không chỉ được biết đến trong nước mà còn được biết đến ở nhiều nước XHCN trước đây.
Nhà điêu khắc Molokai là con em miền Nam được đưa ra Bắc từ năm 1960, rời làng bản ở với cộng đồng dân tộc Cơ - Tu, Molokai ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa học tập và ngay từ đầu, các cô bác của Đoàn chăm sóc thiếu niên miền Nam đã nhận ra cậu thiếu niên Molokai rất có năng khiếu mỹ thuật qua sự ham thích vẽ tranh, nặn đất sét tạo hình rất lạ. Thế rồi Molokai đã được đưa đến dự tuyển vào trường đại học Mỹ thuật Việt Nam và đỗ vào khoa Điêu khắc vào năm 1962, ông được học dưới sự hướng dẫn của các nhà điêu khắc lừng danh là Phạm Gia Giang, Nguyễn Thị Kim. Năm 1972, sau 10 năm học tập trung cấp rồi đại học, ông đã sớm ghi nhận tên tuổi vào làng điêu khắc khi bảo vệ tác phẩm tốt nghiệp Tiếng cồng Tây Nguyên, tác phẩm giờ đây đã đi vào lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Sự thành công của Molokai đã không làm mọi người ngạc nhiên, vì tố chất tạo hình của Molokai suốt bao năm học tập đúng là phải tạo nên được những tác phẩm như vậy.

Mô lô Kai bên một tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên
.jpg)
Em là du kích

Tiếng cồng Tây Nguyên
Chính sự am tường của ông về mỹ thuật điêu khắc đã đem lại cho ông những lợi thế trong hướng dẫn sinh viên NCKH thành công. Nhà điêu khắc Molokai là con người đúng như Zamatov nói: “Những ai không yêu con sông ngọn núi của quê hương mình thì cũng sẽ không biết yêu quê hương của người khác”.
|
- Hoàng Xuân Hiếu & logo SEA Games 31 (23/01)
- Tập thơ mang tên một dòng sông (21/01)
- Mưa ký ức (20/01)
- Mời quý độc giả đón đọc giai phẩm Xuân Tân Sửu 2021 (19/01)
- Hội Báo xuân Tân Sửu 2021 sẽ khai mạc chiều 3/2 (19/01)
- Mời quý độc giả đón đọc giai phẩm Xuân Tân Sửu (18/01)
- Chợ hoa xuân diễn ra cùng lúc ở nhiều địa điểm (18/01)
- Thương Huế ngày mưa (18/01)
-
Cổ tự Từ Hiếu sau ngày trùng tu
- Xa xưa vọng về
- Những con đường hoàng mai
- Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo
- Thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở VHTT
- Tái hiện “Vinh quy bái tổ”: Thêm sản phẩm từ du lịch văn hóa
- Trưng bày gần 70 tác phẩm tại triển lãm mỹ thuật học sinh - sinh viên
- Dâng hương kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
- Tái hiện và bổ sung
- Ra mắt Dàn nhạc Kèn Huế
-
Mời quý độc giả đón đọc giai phẩm Xuân Tân Sửu
- Chợ hoa xuân diễn ra cùng lúc ở nhiều địa điểm
- Cổ tự Từ Hiếu sau ngày trùng tu
- Di sản vào học đường: Nuôi dưỡng niềm tự hào
- Rỗng rang đến hết
- Hội Báo xuân Tân Sửu 2021 sẽ khai mạc chiều 3/2
- Mời quý độc giả đón đọc giai phẩm Xuân Tân Sửu 2021
- Mưa ký ức
- Xa xưa vọng về
- Thương Huế ngày mưa