ClockThứ Hai, 04/12/2017 05:11

Nhiều cách làm kinh tế

TTH - Toàn huyện A Lưới đã xây dựng được 18 mô hình thanh niên làm kinh tế cho thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng/năm, trên 85 mô hình cho thu nhập từ 70 – 80 triệu đồng/năm.

Đầu tư phát triển khu kinh tế thương mại tại 2 cửa khẩu ở A LướiNông sản A Lưới: Chưa có thị trường tiêu thụ ổn địnhChuẩn bị xúc tiến đầu tư vào huyện A Lưới

Dựa vào thế mạnh của địa phương

Ở thôn Chiđu Nghĩa, xã Hương Nguyên, anh Trần Văn Thiện là thanh niên biết nắm bắt thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế hiệu quả.

Tuổi trẻ tham gia bê tông hóa giao thông nông thôn ở xã Hồng Kim

Được Xã đoàn tạo điều kiện tín chấp vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng, anh Thiện từng bước tạo dựng mô hình điểm phát triển kinh tế. Đến nay, anh đã có 4ha cao su, 3ha cây keo, 2 ha tre lấy măng; đàn bò 15 con, khoảng chục con dê và trên 100 con gia cầm các loại. Anh khoe: “Nếu giá cả ổn định, năm nay riêng chăn nuôi tôi có thu nhập hơn 150 triệu đồng…”.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Nguyên Trần Trọng Mãi cho hay: “Không chỉ phát triển kinh tế cho bản thân, trở thành điển hình thanh niên được nhận giải thưởng Lương Định Của, anh Thiện còn được đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây tin tưởng, học hỏi để nhân rộng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình…”.

Khác với Chiđu Nghĩa, thôn A Rí của xã Hương Nguyên có điều kiện phát triển dịch vụ nên Xã đoàn tập trung vận động, hỗ trợ thanh niên đầu tư kinh doanh thêm hàng quán ăn uống, tạp hóa. Anh Lý Bun ở thôn A Rí, vừa luôn tay bán hàng cho khách vừa kể: “Nhờ nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp của tổ chức Đoàn mà tôi có điều kiện đầu tư buôn bán được như thế này. Mỗi năm tôi thu nhập trên 140 triệu đồng...”.

4 cụ thể

A Lưới là huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Toàn huyện có 4.337 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 35,04%. Có 17 xã tỷ lệ hộ nghèo trên 25%, trong đó 12 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%. Đây là một lực cản trong quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới ở địa phương.

Từ khi triển khai kế hoạch chung sức xây dựng nông thôn mới, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn huyện đề ra nhiều chương trình, kế hoạch tập trung vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình, ưu tiên tiêu chí nâng cao thu nhập cho hộ thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, nhiệm vụ được tổ chức Đoàn các cấp quan tâm là tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo trong thanh niên đồng bào; tăng cường hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho thanh niên nghèo, xây dựng thí điểm mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế để nhân rộng.

Năm 2017, từ các mô hình kinh tế, số diện tích rừng keo tràm trồng mới do các hộ gia đình thanh niên ở A Lưới làm chủ tăng mạnh với hơn 250ha. Nhiều gia đình thanh niên đồng bào thực hiện các mô hình trồng mây, chuối hàng hóa, chăn nuôi, duy trì các tổ hợp tác dệt Zèng truyền thống, cho mức thu nhập từ 70 - 80 triệu/năm…

Trong quá trình triển khai chương trình, đã có nhiều cách làm sáng tạo, nhiều mô hình mới như việc thành lập tổ hợp tác thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế. Điển hình là tổ hợp tác nuôi bò của thanh niên xã Hương Phong, tổ hợp tác chăn nuôi cá tại xã Sơn Thủy... Các tổ hợp tác này là nơi các hội viên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ về vốn và phương tiện sản xuất. Bên cạnh đó, công tác tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên cũng được các cấp bộ Đoàn đẩy mạnh. Đã có hàng trăm thanh niên được vào làm việc tại các công ty, nhà máy như Công ty Scavi Huế...

 Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy A Lưới Lê Thanh Nam đánh giá: Các cấp bộ Đoàn của huyện luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, vì lợi ích cho đoàn viên nông thôn với phương châm 4 cụ thể: xây dựng mô hình cụ thể, đối tượng cụ thể, địa bàn cụ thể, nội dung hỗ trợ cụ thể. Đồng thời, đã thể hiện được vai trò tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn đoàn viên, hội viên trong việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng được các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

5 năm qua, các cấp bộ Đoàn ở A Lưới đã sửa chữa được 178 căn nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách; xây dựng mới được 8 nhà tình nghĩa, tình bạn và 3 nhà khăn quàng đỏ với tổng số tiền hỗ trợ gần 400 triệu đồng. Huyện đoàn đã xây dựng Quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, giúp 14 thanh niên phát triển các mô hình kinh tế với số vốn hơn 100 triệu đồng...

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top