ClockThứ Hai, 26/08/2019 14:19

Những con đường bê tông sạch, đẹp

TTH - Từ đường liên xã đến những con đường làng, ngõ xóm đều được bê tông không chỉ thuận lợi cho người dân đi lại mà còn tạo diện mạo mới sạch đẹp cho các vùng nông thôn.

Thôn nghèo đã khácKhó cán đích nông thôn mới

Người dân Quảng Điền tham gia xây dựng đường bê tông

Qua rồi đường bùn, đất 

Rời xa vùng quê ven biển Ngũ Điền (Phong Điền) đến nay hơn 30 năm, nhưng trong ký ức của thầy giáo Hà Xuân Vấn (giảng viên Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế) vẫn chưa phai cảnh hằng ngày đi bộ băng đôộn cát, vượt quãng đường dài ba cây số đến trường dạy học.

Mang con chữ đến vùng quê nghèo, hành trình gieo chữ thời ấy rất gian khó nhưng chuyện đường sá đi lại là điều ám ảnh với thầy mãi đến bây giờ.

Từ Hương Trà được bố trí công tác tại xã Điền Hòa, bất kể nắng hay mưa, thầy Vấn thường thức dậy từ lúc trời chưa tỏ rạng, chuẩn bị mọi thứ để kịp đến lớp đúng giờ. Từ xã Điền Hòa đến các làng quê ven biển phải mất hơn giờ đi bộ. “Khổ nhất là vào những ngày nắng oi bức. Các suất dạy buổi chiều đến tối mới nghỉ phải  nhờ phụ huynh đưa đường về nhà vì đường đi bộ quá xa lại tối om”, thầy Vấn kể.

Mới đây có dịp trở lại Ngũ Điền, thầy Vấn thật sự ngỡ ngàng trước những đổi thay nhanh chóng của các làng quê ven biển. Gắn bó nhiều năm, thuộc lòng từng con đường, lối mòn nhưng lần trở lại này, thầy Vấn không còn nhận ra cảnh vật xưa.

“Không chỉ những ngôi nhà kiên cố, khang trang mà cả những con đường cũng được bê tông sạch đẹp, rộng rãi. Không còn đường đất như xưa. Từ đường liên xã đến các đường làng, ngõ xóm đều được bê tông. Những trục đường chính rộng rãi, ô tô đi được hai chiều, đến tận trung tâm xã”, Chủ tịch UBND xã Phong Hải Hoàng Văn Sửu đánh giá.

Từ khi tỉnh có chủ trương bê tông hóa giao thông nông thôn, người dân Phong Hải nói riêng và vùng Ngũ Điền nói chung đều tích cực hưởng ứng. Những tuyến đường chính, liên xã có quy mô lớn được Nhà nước hỗ trợ xi măng, các địa phương huy động lực lượng trong dân tham gia ngày công xây dựng. Những con đường làng, ngõ xóm, được bê tông theo chủ trương “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, trong đó Nhà nước hỗ trợ 60-70% kinh phí, còn lại Nhân dân đóng góp.

Ông Nguyễn Đăng Phúc, Chủ tịch UBND xã Điền Hòa khẳng khái: “Mười năm trở lại đây, Đảng bộ, chính quyền địa phương tận dụng nguồn xi măng, kinh phí hỗ trợ từ tỉnh, huyện và huy động thêm trong dân đẩy mạnh bê tông hóa các công trình giao thông. Đến nay hệ thống giao thông ở Điền Hòa đã vượt tiêu chí nông thôn mới”.

Kết nối vùng, miền

Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, ông Trịnh Đức Hùng đánh giá, sau hơn 20 năm triển khai thực hiện chủ trương bê tông hóa đường giao thông, diện mạo các vùng nông thôn ở Ngũ Điền nói riêng và Phong Điền nói chung có nhiều đổi thay.

Trước đây, các vùng ven biển với đầm phá Ngũ Điền gần như chia cắt, nay các tuyến đường bê tông “mọc lên” kết nối hai vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, đi lại của người dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng phát triển. Các tuyến đường liên thôn, đường làng, ngõ xóm được bê tông không chỉ thuận lợi trong đi lại mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Không chỉ vùng đồng bằng, ven biển mà cả vùng miền núi như Nam Đông, hưởng ứng chủ trương của tỉnh, hơn 10 năm qua, huyện tận dụng mọi nguồn lực, lồng ghép các dự án, chương trình hỗ trợ xi măng, kinh phí của tỉnh, huyện, huy động thêm sức dân đã bê tông hóa cơ bản hoàn thiện hệ thống đường giao thông đến tận thôn, bản.

Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, ông Trần Quốc Phụng khẳng định, huyện còn nhiều tiêu chí nông thôn mới chưa đạt nhưng riêng bê tông hóa giao thông nông thôn thì hoàn thành vượt chuẩn.

Trong 10 năm qua, toàn huyện Nam Đông đã huy động trên 1.120 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới, trong đó phần lớn các công trình giao thông. Toàn huyện bê tông hóa hơn 58 km đường giao thông trục xã, trục thôn, ngõ xóm và 36 km đường cấp phối phục vụ sản xuất...

Theo ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, từ khi tỉnh, huyện hỗ trợ xi măng, Nhân dân đóng góp tiền mua vật liệu và công lao động để làm đường, người dân tích cực hưởng ứng. Cơ chế này tạo động lực cho các địa phương phát huy tinh thần làm chủ của Nhân dân, thể hiện rõ phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng lợi”, tạo bước đột phá trong tiến trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn, góp phần hiện thực hóa huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, toàn tỉnh tập trung nhiều nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là bê tông hóa hệ thống đường liên xã, liên thôn, đường làng, ngõ xóm... đạt tỷ lệ trên 80%. Riêng tổng chiều dài tuyến đường liên xã toàn tỉnh trên 1.911 km; trong đó mặt đường bê tông xi măng gần 1.000 km (chiếm trên 50%), bê tông nhựa gần 113 km, thấm nhập nhựa 5 km, cấp phối trên 232 km, sỏi đỏ  trên 166km...

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ gìn làng quê sạch đẹp

Hậu xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trên địa bàn tỉnh thi đua nhân rộng các khu dân cư (KDC) kiểu mẫu. Đây là mô hình có tính tổng hợp các tiêu chí, là mẫu chuẩn trong xây dựng NTM gắn với các tiêu chí khó như: xây dựng KDC văn minh, thi đua làm các tuyến đường kiểu mẫu, thực hiện phân loại rác tại nguồn, chuyển đổi sản xuất an toàn…

Giữ gìn làng quê sạch đẹp
Gặp những người lao động thầm lặng trong thời khắc Giao thừa

Lúc mọi người quây quần trong thời khắc chuyển giao sang năm mới thì bước chân của những công nhân Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) vẫn lặng thầm trên từng tuyến phố, ngõ xóm để thu gom, vận chuyển rác thải để Huế sạch đẹp đón năm mới an vui…

Gặp những người lao động thầm lặng trong thời khắc Giao thừa
Lê Duy Ngọc và con đường nuôi dưỡng ước mơ

Sinh năm 1989, yêu hội họa từ thời bé, năm 2010, Lê Duy Ngọc rời quê hương Tuyên Hóa, Quảng Bình vào Huế để nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật và tìm con đường chinh phục ước mơ.

Lê Duy Ngọc và con đường nuôi dưỡng ước mơ

TIN MỚI

Return to top