ClockThứ Bảy, 10/02/2024 02:37

Gặp những người lao động thầm lặng trong thời khắc Giao thừa

TTH.VN - Lúc mọi người quây quần trong thời khắc chuyển giao sang năm mới thì bước chân của những công nhân Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) vẫn lặng thầm trên từng tuyến phố, ngõ xóm để thu gom, vận chuyển rác thải để Huế sạch đẹp đón năm mới an vui…

Động viên lực lượng ra quân “Ngày Chủ nhật xanh” Giảm rác thải nhựa còn gặp rào cảnChung tay để Huế sạch đẹp hơn

Anh Cư dọn rác vòng cuối trên đường Hai Bà Trưng trong thời khắc Giao thừa  

Chạnh lòng đêm 30

Chúng tôi gặp anh Nguyễn Xuân Cư, công nhân, kiêm tổ trưởng tổ 2, thuộc xí nghiệp môi trường Nam sông Hương (HEPCO) khi đang lom khom đưa rác lên xe đẩy trên phố Hai Bà Trưng, TP. Huế.Thời điểm này cũng là thời khắc giao thừa đón năm mới Giáp Thìn trong tiết trời mưa phùn, lạnh. 

Rời quân ngũ từ cuối năm thập niên 80, anh Cư theo nghề lao công đến nay đã 26 năm có lẻ. Và cũng chừng ấy năm, cứ vào dịp Giao thừa, anh đều cùng  đồng nghiệp vệ sinh thu gom rác thải ngoài đường. Theo lời anh, nghề quét rác, nhất là vào thời gian cao điểm tết, rác tăng gấp đôi, gấp ba lần so với ngày thường buộc phải vào việc hối hả, tăng tốc để hè đường, ngõ phố sạch đẹp. Năm nào vào dịp này, anh Cư đều rời nhà sau 8h sáng, rồi làm việc đến khuya.

Anh Cư nhẹ nhàng: “Nghề dọn rác với mình đã quen rồi nhưng đêm Giao thừa không về nhà cũng thấy chạnh lòng. Bởi khi nhìn các gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau ăn bữa cơm cuối năm thì mình đã rời nhà từ sáng sớm để vào ca 1 rồi ca 2. Vợ con năm nào đón Giao thừa đều vắng bố, tủi lắm. Nhưng vì công việc, vì cuộc sống, anh em đồng nghiệp tôi động viên nhau để vượt qua”

Vòng quay hối hả dọn rác của chị Liên trong đêm Giao thừa Giáp Thìn 

Đồng nghiệp của anh Cư là chị Nguyễn Thị Liên. Chị Liên vào nghề được 24 năm, là công nhân HEPCO, thuộc “biên chế” ở Xí nghịệp Môi trường bắc sông Hương. Chị kể, thời gian đầu mới đi làm nhìn người ta tất bật sắm sửa chuẩn bị cho ngày tết, hay đêm 30 có thể quây quần bên gia đình, chị thấy chạnh lòng, nhưng đến giờ cũng thành quen. Bàn tay đều đặn đưa chổi, chị Liên cho biết, những ngày giáp tết, khối lượng công việc nhiều hơn nhưng các chị em động viên nhau cùng cố gắng vừa là kế mưu sinh nhưng cũng là công việc làm đẹp cho đời, làm đẹp cho xã hội. Dịp cuối năm, đơn vị thường quan tâm động viên là động lực để chị vượt qua những tất bật, vất vả để làm tốt trách nhiệm được giao, đảm bảo cho đường phố được sạch đẹp... Riêng năm nay, đã đến Giao thừa mà rác ở các phố còn nhiều nên chưa biết lúc nào ngơi tay nhưng phương châm của anh em chúng tôi ở đây là khi nào hết rác mới trở về nhà.

 Góp phần cho mùa xuân đẹp hơn

Cảm thông, chia sẻ với những vất vả của người lao động, công nhân môi trường luôn được lãnh đạo các đơn vị thuộc HEPCO quan tâm đến đời sống, sức khỏe người lao động trong dịp Tết. Lãnh đạo tỉnh, thành phố dịp này cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên kịp thời.

Theo ông Trần Hữu Ân, Phó Tổng Giám đốc HEPCO, nhận định tình hình rác thải tăng trong ngày cận tết Giáp Thìn, HEPCO đã tăng cường nhân lực, vật lực, tăng ca kíp phục vụ thu gom rác thải không để xảy ra tình trạng tồn đọng, ùn ứ trên các khu vực, phố phường, ngõ hẻm. Đặc biệt từ sáng 30 Tết, HEPCO đã huy động hơn 750 cán bộ công nhân và 120 phương tiện chuyên dụng hỗ trợ thu gom, vận chuyển rác về nhà máy xử lý rác điện Phú Sơn đến sáng mùng 1 tết để phố phường sạch đẹp, chào đón năm mới. Chỉ ước tính trong ngày 30 tết đã thu gom vận chuyển khoảng 1.600 tấn rác, tăng gấp 3 so với ngày thường và tăng khoảng 10% so với cùng kỳ dịp tết Quý Mão 2023. Từ ngày mùng 1 đến mùng 2 tết công nhân thu gom vận chuyển rác của HEPCO nghỉ và sáng mùng 3 tết công việc trở lại bình thường trên các khu vực, tuyến phố, ngõ hẻm đã đảm trách …

Đưa rác thải về nhà máy xử lý trong đêm 30 

Lặng lẽ qua những con phố sau thời khắc Giao thừa chúng tôi nhìn Huế đã đẹp, sạch, khang trang. Đó là có một phần đóng góp không nhỏ của công nhân HEPCO. Ngay những bức ảnh mà chúng tôi tình cờ ghi lại khoảnh khắc làm việc của công nhân môi trường trong  đêm 30 tết đã giúp người xem đồng cảm và biết ơn sự cống hiến thầm lặng của những người làm đẹp phố phường. Công việc của các anh, chị đang đảm trách, tôi xin dành lời mỹ miều  cho họ, những “họa sĩ” tô điểm phố phường ngày tết làm cho Huế đẹp hơn.

Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cho những dòng sông luôn sạch

Dòng sông Hương trong xanh, êm đềm trôi qua lòng TP. Huế đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của vùng đất Cố đô. Đằng sau hình ảnh nên thơ ấy là sự cống hiến âm thầm của những người công nhân môi trường ngày ngày vớt rác, để giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và sự trong lành cho sông Hương cũng như các dòng sông khác tại Huế.

Giữ cho những dòng sông luôn sạch
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Sạch đẹp những tuyến đường tự quản

Sáng, xanh, sạch, đẹp là những tiêu chí đánh giá tuyến đường do các hội, đoàn thể địa phương tự quản trong những năm gần đây. Bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm, các tổ chức hội, đoàn thể, tổ dân phố địa phương đã nỗ lực tạo những tuyến đường không chỉ sạch, đẹp mà còn đóng góp tích cực trong bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới (NTM).

Sạch đẹp những tuyến đường tự quản
Tổng kết dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn tại TP.Huế

Chiều 16/5, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long (Trung tâm HLC) - Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tỉnh tổ chức tổng kết dự án (DA) xây dựng thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) tại ba phường Hương Long, Thuỷ Biều, Phường Đúc (TP. Huế).

Tổng kết dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn tại TP Huế
Ký ức rồng xanh

Ấn tượng về rồng sớm nhất trong tôi mà đến nay còn lưu giữ, là con rồng ở đình làng; ngôi đình được xây dựng lại. Sợ chiến tranh tàn phá, xã mang sắc bằng, kèo cột cất giấu trong làng. Tôn tạo lại đình tuy nhỏ hơn song vẫn mang dáng vóc ngày xưa. Tôi nhớ câu thơ truyền trong dân gian mà mấy cụ đọc lại về ngôi đình bị hư hại bởi đạn bom, trước lúc nó được tháo dỡ đem cất: “Đình làng nay không rồng bay phượng múa/ Đứng trụi trần như bốt gác đầu thôn…”.

Ký ức rồng xanh

TIN MỚI

Return to top