Thế giới

Thế giới vừa trải qua tháng 9 nóng nhất lịch sử

ClockChủ Nhật, 06/10/2019 10:18
TTH.VN - Tháng 9/2019 là tháng 9 nóng nhất trên toàn cầu được đo bởi các nhà nghiên cứu khí hậu EU kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1981, và cao hơn một chút so với kỷ lục cũ được thiết lập vào năm 2016.

Bán đảo Scandinavia đối diện với mùa hè nóng kỷ lụcTháng 6 năm 2019 lập kỷ lục là tháng 6 nóng nhất trong lịch sửPháp báo động trước đợt nắng nóng kỷ lục sắp diễn raNắng nóng kỷ lục tại Australia, bang Victoria thành “lò nướng”

Thế giới vừa trải qua tháng 9 nóng nhất lịch sử. Ảnh minh hoạ: VOV

Sử dụng các mô hình máy tính được cung cấp với hàng tỷ quan sát từ không khí, đất và biển, tổ chức Dịch vụ biến đổi khí hậu Copernicus - một tổ chức do Liên minh Châu Âu tài trợ nhằm theo dõi nhiệt độ toàn cầu cho biết, tháng 6/2019 đã lập kỷ lục là tháng 6 có nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay, tháng 7/2019 cũng là tháng 7 nóng nhất từng được ghi nhận và tháng 8 năm nay là tháng 8 có mức nhiệt cao thứ 2 trên toàn cầu. Các cơ quan khác, bao gồm NASA và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, dự kiến ​​sẽ công bố dữ liệu hàng tháng của họ, dựa trên các phương pháp khác, trong vòng một đến hai tuần tới.

Theo Copernicus, nhiệt độ tháng 9 năm nay cao hơn khoảng 1,02 độ so với mức trung bình tháng 9 của những năm 1981 - 2010 và cao hơn khoảng 1,2 độ so với mức tiền công nghiệp. Mức nhiệt này cũng cao hơn một chút, khoảng 0,04 độ, so với tháng 9/2016 - tháng 9 nóng nhất trong lịch sử.

Điều quan trọng là mức nhiệt cao trong năm nay xảy ra trong khi không có sự kiện El Niño mạnh nào ở Thái Bình Dương. Hiện tượng El Nino mạnh đã xảy ra vào năm 2015 và 2016, góp phần tạo nên sức nóng kỷ lục tại thời điểm đó.

Các khu vực đặc biệt nóng trong tháng 9 vừa qua bao gồm miền trung và miền đông nước Mỹ, nơi nhiều thành phố chứng kiến ​​tháng 9 nóng nhất từng được ghi nhận. Ngoài ra, phần lớn Bắc Cực có nhiệt độ trên trung bình, xuất phát một phần từ sự tan chảy băng trên diện rộng. Phần lớn châu Âu cũng ở trên mức nhiệt trung bình của tháng 9 các năm trước, trong khi phía tây nam nước Nga và một phần Nam Cực đã chứng kiến nhiệt độ sdưới mức trung bình thấp hơn nhiều, phân tích của Copernicus cho thấy.

Tình trạng một loạt các tháng gần đây nhiệt độ đều phá kỷ lục là một lời nhắc nhở đáng báo động về xu hướng nóng lên toàn cầu. Jean-Noël Thépaut, giám đốc Copernicus tại Trung tâm Dự báo thời tiết trung bình châu Âu cho biết, với việc phát thải khí nhà kính liên tục và ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu, các kỷ lục về nhiệt độ sẽ tiếp tục bị phá vỡ trong tương lai.

Theo dữ liệu của NOAA được công bố tháng trước, Bắc bán cầu năm ny có mùa hè nóng nhất được ghi nhận kể từ năm 1880. Cũng theo dự báo của NOAA, gần như chắc chắn 100% rằng năm 2019 sẽ nằm trong top 5 năm nóng nhất.

BẢO NGHI (Lược dịch từ The Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

El Nino có thể khiến nhiệt độ tăng cao hơn mức kỷ lục của năm 2023

Liên hợp quốc (LHQ) ngày 12/1 cảnh báo do ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu El Nino, nhiệt độ trung bình trong năm 2024 có thể cao hơn so với mức kỷ lục năm 2023, qua đó kêu gọi cộng đồng quốc tế cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải để chống biến đổi khí hậu.

El Nino có thể khiến nhiệt độ tăng cao hơn mức kỷ lục của năm 2023
Từ ngày 3/1, Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 3/1 trời chuyển rét. Trong đợt rét này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An phổ biến 15-18 độ C, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C.

Từ ngày 3 1, Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C
Liên Hiệp Quốc: Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ này

Hôm qua (20/11), Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) công bố báo cáo Khoảng cách phát thải hàng năm, trong đó cảnh báo rằng các cam kết cắt giảm khí thải nhà kính của các quốc gia hiện tại đang khiến Trái đất rơi vào tình trạng nóng lên vượt xa các giới hạn chủ chốt, với nguy cơ nhiệt độ có thể tăng lên tới mức thảm khốc 2,9 độ C trong thế kỷ này. Từ đó, báo cáo cũng kêu gọi các quốc gia G20 tăng cường cắt giảm khí thải.

Liên Hiệp Quốc Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ này
Return to top