Thế giới

Các đại dương trên thế giới lập kỷ lục mới về nhiệt độ bề mặt

ClockThứ Hai, 07/08/2023 17:50
TTH.VN - Trong tuần này, các đại dương trên thế giới đã lập kỷ lục về nhiệt độ, qua đó làm dấy lên lo ngại về tác động dây chuyền đối với khí hậu, sinh vật biển và các cộng đồng ven biển của hành tinh.

Biến đổi khí hậu làm tăng mức độ đe dọa của mưa trên toàn thế giớiChâu Á - Thái Bình Dương: Cơ hội đối phó với thảm họa khí hậu đang hẹp lạiNhững chuyển dịch mới trong du lịch toàn cầuPhát thải CO2 của ngành năng lượng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022Biến đổi khí hậu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh do muỗi truyền ngày càng tăng

leftcenterrightdel
 Nhiệt độ bề mặt đại dương nóng lên ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của sinh vật biển. Ảnh minh hoạ: PIXNIO/Báo Tin tức

Kỷ lục mới về nhiệt độ cao

Theo dữ liệu của Đài quán sát Khí hậu của Liên minh châu Âu (EU), nhiệt độ bề mặt đại dương đã tăng lên đến 20,96oC ghi nhận vào ngày 4/6. Được biết, kỷ lục trước đó là 20,95oC ghi nhận vào tháng 3/2016. Các mẫu thử nghiệm đã loại trừ các vùng cực.

Theo các nhà khoa học, các đại dương đã hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa do hoạt động của con người tạo ra kể từ “buổi bình minh” của thời đại công nghiệp.

Lượng nhiệt dư thừa này tiếp tục tích tụ khi khí nhà kính, chủ yếu từ việc đốt dầu, khí đốt và than đá, tiếp tục tích tụ trong bầu khí quyển của Trái đất.

Trên toàn cầu, kể từ tháng 4, nhiệt độ trung bình của đại dương đã thường xuyên vượt qua các kỷ lục nhiệt theo mùa.

Piers Forster thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Quốc tế tại Đại học Leeds cho biết: “Sóng nhiệt đại dương là mối đe doạ trực tiếp đối với một số sinh vật biển. Chúng tôi đã chứng kiến sự tẩy trắng san hô ở Florida là kết quả trực tiếp của điều này và tôi cho rằng sẽ còn có nhiều tác động hơn nữa”.

Sự nóng lên của các đại dương được dự đoán sẽ có những tác động khác đến đời sống thực vật biển, bao gồm cả sự di cư của một số loài nhất định và sự lây lan của các loài xâm lấn.

Điều này có thể đe doạ nguồn cá và do đó làm suy yếu an ninh lương thực ở một số nơi trên thế giới.

Các đại dương ấm hơn cũng ít có khả năng hấp thụ CO2, từ đó củng cố hơn vòng luẩn quẩn của sự nóng lên toàn cầu.

Cùng với đó, nhiệt độ cao hơn có thể sẽ đến, vì hiện tượng El Nino có xu hướng làm nước biển nóng lên chỉ mới bắt đầu.

Các nhà khoa học dự kiến những tác động tồi tệ nhất của El Nino hiện tại sẽ được cảm nhận vào cuối năm 2023 và kéo dài cho đến những năm tiếp theo.

Như bể sục

Rowan Sutton, Giám đốc nghiên cứu khí hậu tại Đại học Reading cho biết, mặc dù chắc chắn có những yếu tố ngắn hạn, nhưng nguyên nhân chắc chắn là do sự tích tụ của khí nhà kính trong khí quyển do hoạt động của con người gây ra, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hoá thạch.

Các số liệu mới nhất theo sau một chuỗi các mức cao kỷ lục được xác lập trên toàn thế giới.

Cụ thể, đầu tuần qua, mức nhiệt 38,3oC, được ví là nóng như bể sục, đã được ghi nhận ngoài khơi biển Florida. Đây có thể là mức cao kỷ lục thế giới đối với phép đo điểm nếu con số này được xác nhận.

Tuần trước, trung bình nhiệt độ nước trên bề mặt Bắc Đại Tây Dương đã tăng lên mức cao kỷ lục là 24,9oC, theo dữ liệu tạm thời từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Trong đó, Bắc Đại Tây Dương chỉ thường đạt nhiệt độ cao nhất kể từ tháng 9.

Tuy nhiên, từ tháng 3 vừa qua, tháng mà Bắc Đại Tây Dương bắt đầu ấm lên sau mùa đông, nhiệt độ đã cao hơn so với những năm trước và khoảng cách với các kỷ lục trong quá khứ tiếp tục gia tăng trong những ngày gần đây.

Khu vực này đã trở thành một điểm quan trọng để quan sát sự nóng lên của các đại dương trên thế giới.

Theo trung tâm nghiên cứu hàng hải hàng đầu của Tây Ban Nha, đầu tháng 7, biển Địa Trung Hải đã phá kỷ lục nhiệt độ hàng ngày, với mức trung bình là 28,71oC.

Thậm chí, báo cáo năm 2019 của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã chỉ ra rằng, các đợt nắng nóng trên biển đã xuất hiện với tần suất gấp đôi kể từ năm 1982.

Đến năm 2100, chúng có thể sẽ mạnh gấp 10 lần so với đầu thế kỷ 20 nếu lượng khí thải ô nhiễm không giảm.

Việc sử dụng than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên sẽ là tâm điểm của các cuộc tranh luận trong các cuộc đàm phán về khí hậu sắp tới của Liên Hiệp quốc, được đặt tên là COP28, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay tại Dubai.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top