Thế giới

Liên Hiệp Quốc: Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ này

ClockThứ Ba, 21/11/2023 10:40
TTH.VN - Hôm qua (20/11), Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) công bố báo cáo Khoảng cách phát thải hàng năm, trong đó cảnh báo rằng các cam kết cắt giảm khí thải nhà kính của các quốc gia hiện tại đang khiến Trái đất rơi vào tình trạng nóng lên vượt xa các giới hạn chủ chốt, với nguy cơ nhiệt độ có thể tăng lên tới mức thảm khốc 2,9 độ C trong thế kỷ này. Từ đó, báo cáo cũng kêu gọi các quốc gia G20 tăng cường cắt giảm khí thải.

Nắng nóng cực đoan nhanh chóng trở thành mối đe dọa với an ninh nhiên liệuWMO cảnh báo kỷ lục thời tiết khắc nghiệt đạt mức cao mớiBiến đổi khí hậu thúc đẩy sóng nhiệt và cháy rừng tại châu ÂuCác đại dương trên thế giới lập kỷ lục mới về nhiệt độ bề mặt

UNEP cảnh báo Trái đất đang trên đà nóng lên từ 2,5 - 2,9 độ C từ nay đến năm 2100. Ảnh: WMO

Được công bố ngay trước thềm hội nghị quan trọng về khí hậu COP28 ở Dubai, báo cáo của UNEP cung cấp một đánh giá chính thức và nghiêm túc về việc thế giới hiện vẫn không thể kiềm chế sự nóng toàn cầu.

Cùng với việc năm nay được dự đoán sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử loài người, UNEP cho biết “thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về số lượng, tốc độ và quy mô của các kỷ lục khí hậu bị phá vỡ”.

Sau khi đánh giá kế hoạch cắt giảm carbon của các quốc gia, UNEP cảnh báo rằng hành tinh đang trên đà nóng lên một cách thảm khốc từ 2,5 - 2,9 độ C từ nay đến năm 2100. Nếu chỉ dựa trên các chính sách hiện hành và nỗ lực cắt giảm khí thải, hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ tăng thêm tới 3 độ C.

Tuy nhiên, UNEP cho biết thế giới vẫn tiếp tục thải lượng khí nhà kính kỷ lục vào khí quyển, với lượng khí thải tăng 1,2% từ năm 2021 đến năm 2022, đồng thời cho biết thêm rằng mức tăng này chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch và các quy trình công nghiệp.

Giám đốc UNEP Inger Andersen cho rằng các nước  G20 - các nền kinh tế giàu có nhất thế giới chịu trách nhiệm về khoảng 80% lượng khí thải - cần dẫn đầu trong việc cắt giảm và nhấn mạnh việc thúc đẩy G20 là điều “vô cùng quan trọng”.

Tham vọng và khẩn cấp

Thỏa thuận Paris năm 2015 chứng kiến các quốc gia đồng ý giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức “thấp hơn” 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - với giới hạn an toàn hơn là 1,5 độ C nếu có thể.

Cho đến nay, việc nhiệt độ toàn cầu tăng gần 1,2 độ C đã gây ra hàng loạt các tác động chết người và các tác động này đang ngày càng gia tăng trên khắp hành tinh.

Thực tế, nhiệt độ đã tăng trên 1,5 độ C trong hơn 80 ngày trong năm nay, mặc dù ngưỡng tăng này sẽ được đo ở mức trung bình trong vài thập kỷ.

Báo cáo Khoảng cách phát thải xem xét sự khác biệt giữa thực trạng ô nhiễm làm nóng hành tinh vẫn sẽ được thải ra theo kế hoạch khử carbon của các quốc gia và những gì được cho là cần thiết để tuân thủ các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Từ đó, báo cáo kêu gọi “những nỗ lực đầy tham vọng và khẩn cấp từ tất cả các quốc gia nhằm giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng”.

UNEP cho biết, đến năm 2030, lượng khí thải toàn cầu sẽ phải thấp hơn 28% so với các chính sách hiện hành được đề xuất để duy trì mức tăng nhiệt độ dưới 2 độ C và thấp hơn 42% đối với giới hạn đầy tham vọng dưới ngưỡng 1,5 độ C.

Tuần trước, Tổ chức Khí tượng Thế giới của LHQ cho biết mức độ của 3 loại khí nhà kính chính - carbon dioxide, metan và oxit nitơ - trong năm ngoái đều đã phá vỡ các kỷ lục trước đó.

Theo Thỏa thuận Paris, các quốc gia được yêu cầu đệ trình các kế hoạch cắt giảm phát thải sâu hơn bao giờ hết, được gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

UNEP nhận thấy rằng việc thực hiện đầy đủ NDC “vô điều kiện” đến năm 2030 sẽ dẫn đến 66% khả năng nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng thêm 2,9 độ C vào năm 2100.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng sự nóng lên ở mức độ này có thể khiến những vùng đất rộng lớn trên hành tinh về cơ bản “không thể ở được” đối với con người và có nguy cơ gây ra những điểm tới hạn không thể đảo ngược trên đất liền và đại dương.

Trong khi đó, NDC có điều kiện - dựa vào nguồn tài trợ quốc tế để đạt được - ước tính có thể sẽ hạ mức tăng nhiệt độ nói trên xuống mức tăng 2,5 độ C trong thế kỷ này.

UNEP cho biết nếu tất cả các NDC có điều kiện và các cam kết về mức không phát thải ròng dài hạn được đáp ứng toàn bộ thì có thể hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức 2 độ C.

Nhưng UNEP cảnh báo rằng hiện tại, những cam kết không phát thải ròng này không được coi là đáng tin cậy, vì không có nước nào trong số các quốc gia gây ô nhiễm giàu nhất G20 giảm lượng khí thải phù hợp với mục tiêu họ đã đặt ra.

UNEP cho biết ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất, cơ hội hạn chế nhiệt độ chỉ tăng trong ngưỡng 1,5 độ C chỉ là 14%.

Tuy vậy, bà Andersen vẫn lạc quan rằng các nước sẽ có thể đạt được tiến bộ tại COP28 (diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12 tới), bất chấp những xung đột ở Ukraine và giữa Israel-Hamas.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP28: Đông Nam Á sẽ đối diện với cả thách thức và cơ hội

Các chuyên gia nhận định, hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp quốc (COP28) diễn ra tại Dubai từ 30/11 – 12/12 tới sẽ rất quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á. Đây là nơi sinh sống của hơn 600 triệu dân, rất giàu đa dạng sinh học nhưng cũng ngày càng dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, cả nỗ lực khử Carbon và thích ứng với khí hậu ở Đông Nam Á cần phải được đẩy mạnh.

COP28 Đông Nam Á sẽ đối diện với cả thách thức và cơ hội
Các quốc gia được yêu cầu giảm 68% lượng khí thải trong lĩnh vực làm mát

Với tình trạng khí hậu nóng lên dẫn đến việc sử dụng điều hòa không khí nhiều hơn trên toàn thế giới, hàng chục quốc gia đang được yêu cầu thực hiện một cam kết toàn cầu, trong đó sẽ yêu cầu việc cắt giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến hoạt động làm mát vào năm 2050, Hãng Thông tấn Reuters ngày 19/10 đưa tin.

Các quốc gia được yêu cầu giảm 68 lượng khí thải trong lĩnh vực làm mát
Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP):
Chỉ tái chế nhựa là chưa đủ

Hãng Thông tấn AFP ngày hôm nay (23/9) dẫn lời bà Inger Andersen, Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cảnh báo, với việc sản xuất nhựa đang gia tăng trên toàn thế giới và gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng lớn, nhân loại không thể chỉ tái chế nhựa để thoát khỏi tình trạng này; đồng thời kêu gọi việc tái cân nhắc một cách tổng thể về cách sử dụng nhựa.

Chỉ tái chế nhựa là chưa đủ
Return to top