Thế giới

El Nino có thể khiến nhiệt độ tăng cao hơn mức kỷ lục của năm 2023

ClockThứ Bảy, 13/01/2024 15:56
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 12/1 cảnh báo do ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu El Nino, nhiệt độ trung bình trong năm 2024 có thể cao hơn so với mức kỷ lục năm 2023, qua đó kêu gọi cộng đồng quốc tế cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải để chống biến đổi khí hậu.
 Bầu trời thành phố Ichikawa, quận Chiba, phía Đông Tokyo, Nhật Bản ngày 13/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) thuộc LHQ cho biết các kỷ lục về nhiệt độ cao đã được thiết lập mới theo từng tháng trong 6 tháng cuối năm 2023 và xu hướng này có thể tiếp diễn trong năm nay do hiện tượng El Nino làm khí hậu ấm lên.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) dự báo 67% khả năng năm 2024 sẽ ấm hơn năm 2023 và chắc chắn tới 99% rằng năm 2024 sẽ nằm trong nhóm 5 năm ấm nhất từ trước đến nay.

Nhà khí hậu học Gavin Schmidt - Giám đốc Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết hệ thống khí hậu của Trái Đất vẫn còn tiềm ẩn nhiều "bí mật", theo đó cần có thêm dữ liệu để đánh giá tình hình.

Theo WMO, tháng 7 và tháng 8/2023 là hai tháng nóng nhất từ trước tới nay, trong khi năm 2023 là năm ấm nhất từng được ghi nhận “với mức chênh lệch rất lớn” về nhiệt độ.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đặt mục tiêu giới hạn sự nóng lên toàn cầu trong khoảng 1,5 đến dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các dữ liệu của WMO cho thấy mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu hằng năm trong năm 2023 là 1,45 độ C. Tổng thư ký của WMO Celeste Saulo cảnh báo rằng hiện tượng El Nino, xuất hiện từ giữa năm 2023, có thể sẽ còn khiến nhiệt độ tăng cao hơn nữa vào năm 2024. Bà giải thích: “Sự chuyển dịch từ hiện tượng La Nina làm hạ nhiệt sang hiện tượng El Nino gây ấm lên vào giữa năm 2023 được phản ánh rõ ràng qua sự gia tăng nhiệt độ. Do El Nino thường có tác động lớn nhất đến nhiệt độ toàn cầu sau khi đã đạt đỉnh, nên khí hậu năm 2024 có thể còn nóng hơn nữa”. Bà Saulo khẳng định biến đổi khí hậu hiện là "thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt" và nguyên nhân "rõ ràng là do các hoạt động của con người".

Một báo cáo của WMO công bố tháng 11/2023 cho thấy nồng độ của ba loại khí gây hiệu ứng nhà kính lưu giữ nhiệt lâu nhất là carbon dioxide (CO2), methane và nitrous oxide (N2O) đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022, và dữ liệu sơ bộ cho thấy mức độ này tiếp tục tăng vào năm 2023.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng cho rằng hành động của con người đang "thiêu đốt Trái Đất". Ông nhấn mạnh: “Năm 2023 mới chỉ là sự báo trước về tương lai thảm khốc đang chờ đợi nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ”.    

WMO cho biết kể từ những năm 1980, mỗi thập kỷ sau lại ấm hơn thập kỷ trước và 9 năm ấm nhất được ghi nhận đều diễn ra kể từ năm 2015. Theo cơ quan này, nhiệt độ trung bình 10 năm trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2023 đã cao hơn 1,2 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp.

 

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top