ClockThứ Tư, 01/06/2011 21:59

Thơ Trần Áng Sơn

TTH - Cùng thời với Trần Dạ Từ, Nguyễn Thụy Long, Nghiêu Đề, Trần Tuấn Kiệt... nhưng Trần Áng Sơn không bon chen, ồn ào mà sống trong nguồn văn chương trầm mặc. Đến nay, ông đã in trên 25 đầu sách vừa tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài. Nhận xét về thơ ông, nhà thơ Trần Tuấn Kiệt viết: “Thơ Trần Áng Sơn có một chiều hướng lạ, trầm sâu và đơn độc hơn bất kỳ suy tư nào của thời đại mình”.

Đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng Trần Áng Sơn đã có thời gian gắn bó với Huế. Khi chị gái ông, ca sĩ Mộc Lan lập gia đình cùng nhạc sĩ Châu Kỳ đã đưa ông cùng về Huế sinh sống. Vì lẽ đó mà trong thơ Trần Áng Sơn thấp thoáng bóng dáng miền núi Ngự sông Hương. Thừa Thiên Huế cuối tuần trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm của nhà văn – nhà thơ Trần Áng Sơn.

Lý Hạnh giới thiệu
Tôi với Huế bơ vơ
                                            Tặng Hải Trung

Khi tôi về lỡ một câu hò mái đẩy
lỡ một nhịp cầu, lỡ một dòng sông
về đến Truồi tôi nhớ em
về đến Huế nhớ những đêm trăng lạc lối
tìm đâu thấy một nửa si mê một nửa đắm đuối
một nửa dại khờ bối rối tặng em
vẫn con đường ấy nửa lạ nửa quen
vẫn thành quách ấy nửa sáng đèn nửa tối
nhìn lại hình hài rong rêu cát bụi
em ơi và Huế ơi !
 

Hạ nhớ
 Mùa hạ anh nghe ẩm mốc thêm
đôi môi mình se sắt từng đêm
sân trường em đứng đăm đăm gió
lúa úa rơi đầy chắn lối quen
 
tình khúc vừa nghe qua nỗi nhớ
chiều xanh hiu hắt áo em bay
nụ cười nghe tiếng hoa son đỏ
tê buốt qua từng đọt móng tay
 
em về lối gió xanh xao bóng
quán nhỏ bên đường nhạc hắt hiu
một chỗ nào cho ta tình tự
một chỗ nào ta đánh mất nhau
 
Nhan sắc
                                Tặng chị Mộc Lan

Không soi nữa những hình xưa dáng cũ
Úa tàn rồi đâu mắt phụng mày ngài
Mành gương Tần với giai nhân ủ rũ
Rằng xuân sầu nhan sắc biết trao ai!

Rồi mai sau đàn ngọc chán tơ ngà
Chết muôn thuở trong lòng cô đơn ấy
Như bóng hình của một thời đã qua
Của một thời những ngày vui đi mãi

Đi là chết trong lòng người thiếu phụ
Thuở vắng chồng tê tái nét son môi
Mà năm tháng yêu đương cùng ân ái
Cũng tan dần theo bọt nước mây non.
 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Return to top