ClockThứ Hai, 21/01/2019 08:20

Chặt chẽ từ gốc đến ngọn

TTH - Liên tục nhiều vụ sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm bẩn bị phát hiện trong những ngày cuối năm; nhất là các sản phẩm từ chăn nuôi khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.

Không để xảy ra ngộ độc thực phẩmXây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn: Sạch từ sản xuất đến bàn ăn

Tôi thực sự rùng mình khi thấy hình ảnh những con lợn lở mồm long móng, chết thâm đen, được lột da, lọc lấy những phần thịt chưa bị thối rữa, được cơ sở làm thịt sấy tại xã Đại Đồng (Vĩnh Phúc) phù phép thành những miếng thịt sấy khô, thơm phức… Điều đáng nói đây không phải là lần đầu việc chế biến thực phẩm từ nguyên liệu bẩn bị phát hiện, mà đã xảy ra rất nhiều vụ việc trước đó, tại một số cơ sở sản xuất giò chả, chà bông, xúc xích…

Sự tồn tại của các cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn không chỉ gây tổn hại sức khỏe cho người tiêu dùng, làm lây lan dịch bệnh cho vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến uy tín, doanh thu của các cơ sở sản xuất chân chính.

Dư luận dặt câu hỏi, làm sao mà xác các động vật bị bệnh chết; thịt, nội tạng của động vật đã bốc mùi lại đến được các cơ sở chế biến? Chúng ta đã có Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm; trong đó có rất nhiều điều nghiêm cấm như: Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm làm lây lan dịch bệnh động vật; Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Trong nhiều nguyên nhân, trong đó có sự tiếp tay từ người chăn nuôi. Do nhận thức còn hạn chế, nhất là tâm lý tiếc của nên không ít trường hợp, người chăn nuôi che giấu dịch bệnh, bán tháo nhằm vớt vát được đồng nào hay đồng ấy. Bên cạnh đó, sự phối hợp kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Để người chăn nuôi sẵn sàng khai báo, phối hợp tiêu hủy vật nuôi khi xảy ra dich bệnh, cần thiết phải có cơ chế, chính sách hợp lý cho chăn nuôi. Đối với trang trại chăn nuôi lớn thì bắt buộc chủ chăn nuôi phải mua bảo hiểm cho đàn nuôi. Đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (đa số là hộ nghèo) thì nhà nước phải có nguồn quỹ để hỗ trợ hợp lý khi vật nuôi bị bệnh. Song song với đó là làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi. Có như vậy, người chăn nuôi mới nhiệt tình phối hợp với ngành chức năng chủ động dập dịch, hạn chế mầm bệnh lây lan; đồng thời, hạn chế đáng kể nguồn thịt bẩn ra thị trường và vào các cơ sở chế biến.

Điều quan trọng nữa là tăng cường công tác quản lý, thực thi pháp luật của lực lượng chức năng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc vận chuyển các sản phẩm từ động vật không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch; nhất là từ biên giới vào. Bên cạnh đó, phải xử lý thật nghiêm, tăng mức hình phạt đối với những tội tiếp tay, sản xuất, chế biến thực phẩm từ nguyên liệu động vật chết, nguyên liệu không đảm bảo an toàn.

Với việc khắc phục những hạn chế chặt chẽ từ phần gốc đến phần ngọn, chắc chắn những sản phẩm không đảm bảo chất lượng từ chăn nuôi sẽ không có chỗ đứng trên thị trường, tạo niềm tin cho người tiêu dùng; góp phần cho ngành chăn nuôi phát triển dài lâu.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y tế Kenya (Kemri) và các đối tác thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên phát hiện một loài muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét.

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên

Với nhiều mô hình thiết thực và cách làm hiệu quả, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã lan tỏa những giá trị, nét đẹp của sách và văn hóa đọc đến với các bạn đoàn viên, thanh niên.

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên
Return to top