ClockThứ Sáu, 02/02/2018 09:46

Châu Á vẫn là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu năm 2018

TTH.VN - Tờ Borneo Bulletin ngày 1/2 dẫn lời ông Haji Awang Abu Bakar bin Haji Apong, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Brunei nhận định, châu Á sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.

Tăng trưởng toàn cầu đạt mức cao chưa từng có trong năm 2018Tạo dựng một tương lai chung trong thế giới rạn nứtKinh tế toàn cầu dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ hơn vào năm 2018ASEAN trong kỳ vọng của thế giớiChâu Á và Olympic – dấu hiệu thay đổi của toàn cầuKinh tế châu Á đối mặt với những rủi ro gì trong năm 2018

Ông Haji Awang Abu Bakar bin Haji Apong, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Brunei. Ảnh: Borneo Bulletin

Theo ông Haji, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu tích cực từ 0,2-3,09% cho năm 2018, với các thị trường phát triển, đặc biệt là Mỹ và Eurozone sẽ góp phần vào tăng trưởng.

“Trong đó, châu Á sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu, dẫn đầu bởi Trung Quốc và Ấn Độ. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã nâng triển vọng của mình cho năm 2018 và 2019. Điều này được hỗ trợ bằng việc thúc đẩy đà tăng trưởng toàn cầu. Thương mại toàn cầu cũng được dự báo tăng trở lại và mở rộng 4,6% vào năm 2018", Bộ trưởng nói thêm.

"Thị trường lao động cũng được khuyến khích với sự tăng trưởng việc làm tích cực ở nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh và Nhật Bản. Lạm phát tiếp tục ở mức thấp ở nhiều nước. Tuy nhiên, các nền kinh tế vẫn có thể hưởng lợi từ mức lạm phát này”.

Lê Thảo (Lược dịch từ Borneo Bulletin & ANN)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top