ClockThứ Năm, 11/01/2018 19:38

Châu Á và Olympic – dấu hiệu thay đổi của toàn cầu

TTH - Vào ngày 9/2, Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 sẽ chính thức khai mạc. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi ba thế vận hội liên tiếp sẽ diễn ra ở châu Á trong bốn năm tới nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực.

ADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”Châu Á đang phải trả giá vì những phát thải do phương Tây10 quốc gia chiếm hơn 95% ca HIV mới ở châu Á -Thái Bình Dương

Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018. Ảnh: Canadian Olympic Committee

Sau khi kết thúc Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ trở thành tâm điểm của thế giới với Thế vận hội Tokyo 2020 và Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ tiếp nối để tổ chức Thế vận hội mùa đông 2022, cùng lúc trở thành thành phố đầu tiên đăng cai tổ chức cả hai thế vận hội đông – hè.

Trong lúc châu Á ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế, phương tây ghi nhận sự chững lại khi Rome (Ý), Hamburg (Đức) và Budapest (Hungary) xác nhận sẽ đứng ngoài cuộc đua giành chức chủ nhà cho Thế vận hội mùa hè 2024.

Trước những sự thay đổi này, Mark Dreyer - chuyên gia về thể thao Trung Quốc khẳng định dấu hiệu “ghi bàn thắng hat-trick” về Olympic của châu Á là minh chứng của “sự thay đổi toàn cầu”.

Khác với phương tây – khu vực có tiềm lực kinh tế vô cùng mạnh mẽ, việc châu Á lần đầu tiên trở thành địa điểm diễn ra ba thế vận hội liên tiếp chứng tỏ tiềm năng của lục địa này rất cao. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua tốc độ phát triển kinh tế sôi nổi của khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Có thể nói, triển vọng của toàn cầu đang dần dịch chuyển về phía Đông – nơi thế giới nhìn thấy cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực trong tương lai.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top