ClockThứ Hai, 19/06/2017 13:31

Gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

TTH - Nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, ổn định đầu ra, huyện Quảng Điền đã xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ. Trong đó, ngành nông nghiệp hỗ trợ, định hướng sản xuất, các hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổ chức, tập hợp nông dân tham gia, doanh nghiệp hỗ trợ phương tiện kỹ thuật và bao tiêu nông sản.

Rau má Quảng Thọ được đóng gói đưa ra thị trượng

Tăng 25-30%

HTX Quảng Thọ 2 được xem là điển hình trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Năm năm qua, HTX đã chủ động liên kết với Công ty CP Giống cây trồng vật nuôi tỉnh xây dựng mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa giống. Ban đầu chỉ vài ha, đến nay, toàn HTX đã phát triển lên 40 ha lúa giống với 2 loại chính là TH5 và NA2. Thông qua đầu mối HTX, Công ty CP Giống cây trồng vật nuôi tỉnh đầu tư giống và bao tiêu sản phẩm lúa tươi theo giá lúa khô vào thời điểm thu hoạch.

Ông Nguyễn Lương Trí, Chủ tịch HĐQT HTX Quảng Thọ 2 thông tin: Vụ đông xuân vừa qua, kế hoạch ban đầu HTX chỉ phát triển 20 ha lúa giống nhưng trong quá trình triển khai, số lượng hộ đăng ký tham gia đông nên HTX đã phát triển lên 40 ha. Theo tính toán, trung bình 1 sào lúa thương phẩm có năng suất bình quân 350kg/sào, trong khi chi phí đầu tư phát triển mô hình lúa giống thấp hơn từ 25% đến 30% so với lúa thông thường, giá cả ổn định nên lãi ròng trên diện tích lúa giống cao hơn 400 nghìn đồng/sào so với lúa thương phẩm.

Cũng trong vụ lúa đông xuân, tiểu thương thu mua các loại lúa TH5, NA2 với giá 5000 đồng/kg nhưng khi HTX công khai giá thu mua lúa TH5 giá 5.200 đồng/kg, NA2 5.300 đồng/kg, thì các tư thương đồng loạt tăng giá thu mua cao hơn hoặc bằng với giá thu mua của HTX. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho nông dân mà còn góp phần ổn định thị trường, tránh sự thao túng của tư thương.

Ngoài ký kết bao tiêu sản phẩm cho 40 ha lúa giống, HTX còn xây dựng mô hình sản xuất rau má theo hướng Vietgap, bao tiêu sản phẩm cho xã viên, đưa hiệu quả kinh tế của rau má lên 200 triệu đồng/ha/năm. Hiện, sản phẩm đã có mặt tại siêu thị BigC Huế và C.oop Mart Huế. HTX mạnh dạn đầu tư hơn một tỷ đồng lắp đặt hệ thống máy sục rửa ozon, máy sấy, máy đóng gói sản phẩm. Ngoài sản xuất và cung ứng 70% sản phẩm rau tươi, hiện nay, HTX đã sản xuất thành công hai sản phẩm trà đựng túi lọc và trà sấy khô cung ứng ra thị trường các tỉnh, thành cả nước với lượng tiêu thụ ban đầu đạt 7-10 tấn trà thành phẩm/tháng.

Mô hình liên kết trong sản xuất lúa chất lượng cao, lúa giống còn được triển khai phát triển tại HTX Quảng Thọ 1 (20 ha lúa giống), HTX Phú Thanh (80 ha lúa chất lượng cao), HTX Đông Vinh (20 ha lúa hữu cơ). Nhờ có sự liên kết, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa những năm qua của Quảng Điền tăng lên từ 25% đến 30% so với sản xuất lúa thông thường, giá cả ổn định, giúp giảm chi phí và công sức trong thu hoạch, vận chuyển.

Xây dựng vùng sản xuất tập trung

Theo ông Hoàng Vọng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, khó khăn lớn nhất của nông nghiệp Quảng Điền là sự manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất, kéo theo nhiều vấn đề, nhất là khó ứng dụng khoa học, công nghệ, tìm kiếm thị trường. Ý thức người dân trong xây dựng chuỗi liên kết còn hạn chế, chưa tạo dựng được niềm tin đối với doanh nghiệp.

Năng lực quản lý vận hành HTX cũng là yếu tố quan trọng trong liên kết sản xuất. Đưa mô hình lúa giống và lúa hữu cơ tại HTX Quảng Thọ 2, Đông Vinh làm ví dụ, ông Hoàng Vọng phân tích, cùng xây dựng một mô hình, nhưng tại HTX Quảng Thọ 2, Đông Vinh tạo nên được hiệu ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân; còn một số HTX khác lại thất bại.

Ngoài những nguyên nhân khách quan thì ý thức, sự nỗ lực của người đứng đầu HTX và ban chủ nhiệm, ban giám đốc HTX cũng là yếu tố quyết định thành công của hoạt động liên kết. Huyện đang tập trung nhiều giải pháp nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của các HTX, phát huy vai trò người đứng đầu HTX trong liên kết, tạo thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp địa phương.

Trên cơ sở xác định những khó khăn trong quá trình liên kết, huyện đang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tập trung, chuyên canh, xây dựng các vùng sản xuất mang tính đặc thù; từ đó xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với từng địa phương cụ thể.

Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Quảng Điền, huyện sẽ lựa chọn một số sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh ở các vùng trọng điểm để tập trung đầu tư như: rau má Quảng Thọ; rau màu Quảng Thành; mía Quảng Phú; ném Quảng Lợi, thị trấn Sịa; môn tím ở Quảng Ngạn... Tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với tình hình mới như: thành lập hiệp hội trồng mía, rau má, trồng ném…; thực hiện dồn điền, đổi thửa theo quy hoạch; xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp để người dân chủ động đầu ra của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đồng thời, đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và thích ứng với biến đổi khí hậu; triển khai kế hoạch liên kết “bốn nhà”, gắn kết giữa sản xuất với thị trường nhằm giảm bớt áp lực đầu ra cho các mặt hàng nông sản, giúp người dân ổn định sản xuất. Thông qua các kênh phân phối, hội chợ, hội thảo, tham quan…đưa các mặt hàng nông sản quảng bá ra thị trường.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top