ClockThứ Sáu, 09/11/2018 08:27

Không lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

TTH - Thực phẩm là loại hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, gắn liền với sức khỏe, tính mạng của mọi người.

Kháng kháng sinh – mối đe dọa lớn nhất đối với y học hiện đạiPhát triển dạng kháng sinh mới chống lại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh“Thuốc kháng sinh mua ở Việt Nam cả nghìn viên cũng được”

Nghiêm cấm “sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam”, “sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng” là nội dung mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh sửa trong dự thảo Luật Chăn nuôi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Thực phẩm là loại hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, gắn liền với sức khỏe, tính mạng của mọi người. Do vậy, việc quản lý kinh doanh, sử dụng và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là vấn đề dư luận rất quan tâm.

Trong thực tế, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đang bị lạm dụng quá mức. Người nuôi có thể dễ dàng mua và đưa kháng sinh vào tất cả các khâu chăn nuôi, từ thức ăn, điều trị dịch bệnh đến việc kích thích tăng trưởng cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Chưa kể một số trường hợp do thiếu kiến thức, họ trị bệnh cho vật nuôi theo kiểu trị bệnh cho người thế nào thì áp dụng cho vật nuôi như thế. Một số người vì lợi nhuận họ sử dụng cả các chất cấm trong sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, như sử dụng Salbutamol (chất có tác hại đối với sức khỏe con người) để tạo nạc cho heo; tiêm thuốc an thần cho heo; sử dụng chất Auramine O (vàng ô) trộn vào thức ăn chăn nuôi cho gà trong thời gian vỗ béo…

Theo các nhà khoa học, việc sử dụng kháng sinh một cách tràn lan, tùy tiện, không theo khuyến cáo của các bác sĩ thú y… sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Cụ thể, sử dụng thuốc kháng sinh một cách tràn lan trên vật nuôi gây nguy cơ tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thịt, khi người tiêu dùng sử dụng thịt tồn dư kháng sinh, chất này đi vào cơ thể người sẽ gây ra nguy cơ kháng kháng sinh, sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận cùng nhiều những ảnh hưởng bất lợi khác cho cơ thể con người.

Hệ lụy, họ không chỉ đầu độc người tiêu dùng mà còn hại chính mình khi mất lòng tin của người tiêu dùng khi thông tin về thực phẩm có chứa tồn dư kháng sinh, sử dụng hóa chất bị cấm trong nuôi trồng, chế biến xuất hiện liên tục, khiến người tiêu dùng nơm nớp lo sợ. Không những vậy, không ít lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị trả về do phát hiện dư lượng thuốc kháng sinh, gây thiệt đơn thiệt kép cho người làm ăn chân chính... 

Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã rõ, nhưng để xử lý triệt để vấn đề này ngoài hành lang pháp luật chặt chẽ, xử lý nghiêm, chế tài mạnh thì cần có sự vào cuộc đồng bộ của các ngành, các cấp.

Đi đôi với ngăn chặn, xử lý, điều quan trọng không kém là cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc nghiên cứu, chuyển giao và sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo dược trong chăn nuôi. Thực tế thời gian qua, trên địa bàn tỉnh một số trang trại, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đã áp dụng các công nghệ mới như đệm lót sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học, các thảo dược để phòng ngừa và trị bệnh cho vật nuôi đạt hiệu quả cao.

Trong xu thế phát triển hiện nay, việc hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ là hướng đi tích cực, bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa mà còn là giải pháp kiểm soát hữu hiệu, góp phần ngăn chặn việc làm dụng kháng sinh trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh

Trong điều kiện dịch bệnh đang hoành hành thì chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), hữu cơ là hướng đi tất yếu đối với các tổ chức, hộ cá nhân.

Chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh
Return to top