ClockThứ Tư, 09/05/2018 05:15

Liên kết từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm

TTH - Liên kết sản xuất lúa hữu cơ từ khâu cung ứng vật tư đến tiêu thụ sản phẩm đã được Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm (gọi tắt Quế Lâm) bắt tay với HTX NN Phú Lương 1 (Phú Vang) và 150 hộ nông dân thực hiện từ năm 2014 đã đem lại những lợi ích cho các bên tham gia và người tiêu dùng.

Làm giàu từ cây lúaHướng đến nền nông nghiệp xanhCơ hội cho gạo hữu cơ Quế Lâm

Sản lượng lúa hữu cơ được Quế Lâm bao tiêu ổn định ngay sau thu hoạch

Ba bên cùng có lợi

Mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều loại hình sản xuất nông sản, tuy nhiên vẫn chưa có sản phẩm nào thực sự tạo ra hàng hoá tập trung, đảm bảo về sản lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua khảo sát, nhận thấy sản xuất lúa hữu cơ là thế mạnh có thể hình thành chuỗi liên kết bền vững, đảm bảo tính pháp lý từ cung ứng vật tư đến bao tiêu sản phẩm, Sở Công thương đã triển khai mô hình thí điểm doanh nghiệp (DN)- HTX- nông dân thành kênh cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm lúa hữu cơ ổn định cho các hộ nông dân tại xã Phú Lương (Phú Vang) trên diện tích 67,6ha đối với giống lúa bắc thơm 7.

Theo nhận định của đại diện Phòng Quản lý thương mại- Sở Công thương, mô hình được chọn thí điểm giúp xây dựng và phát triển sản phẩm nông sản mang tính hàng hoá, có thương hiệu, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với chế biến và thị trường, nâng cao thu nhập của nông dân. Đây là hình thức giúp Quế Lâm đảm bảo nguồn cung ổn định, chất lượng theo như ký kết với các đối tác thương mại thông qua ký kết hợp đồng ràng buộc với người sản xuất. Người nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao chất lượng khi đã có đầu ra ổn định. HTX được DN tạm ứng vật tư nông nghiệp ngay từ đầu vụ trồng mà không cần phải có vốn đối ứng.

Điều mà người nông dân rất phấn khởi là DN Quế Lâm không thu mua theo giá “chết”. Nghĩa là mặc dù định giá ngay từ đầu vụ, nhưng đến kỳ thu hoạch, nếu giá thị trường tăng thì DN vẫn thu mua theo giá thị trường, còn giá thị trường giảm thì người dân vẫn được thu mua như giá trong hợp đồng.

Nhờ DN "linh động" về giá như vậy nên mấy vụ liên kết vừa qua nông dân không "bẻ kèo" và DN cũng không bỏ rơi khâu tiêu thụ. Tiền vật tư đầu vụ bà con không lo mua "nóng" mà được DN cung ứng và khấu trừ sau khi thu mua lúa, với giá hợp lý, ngang bằng thị trường", anh Võ Phòng, thôn Lê Xá Đông, xã Phú Lương chia sẻ.

Trước đây có tình trạng DN "gửi" lúa ở nhà dân quá lâu và lúa bị "mộng" do thời tiết nên DN không thu mua, buộc người dân phải bán ngoài. Tuy nhiên qua phản ánh của người dân, DN đã ghi nhận và kịp thời khắc phục. Sau khi thu hoạch lúa, Quế Lâm tiến hành thu mua ngay tại sân kho HTX. Trong hợp đồng thỏa thuận, trường hợp mất mùa, không vượt 30 tạ/ha, nông dân cũng được DN bù chênh lệch tính theo giá giống lúa khang dân. Điều đáng mừng là trong mấy vụ qua, chưa xảy ra mất mùa để các bên cùng chia sẻ rủi ro này.

Giống lúa bắc thơm 7 được trồng theo mô hình liên kết sản xuất vùng nguyên liệu lúa hữu cơ luôn cho năng suất và giá cao hơn so với trồng lúa truyền thống

Nâng chất lượng và giá trị thương phẩm

Khảo sát điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước phù hợp để canh tác giống lúa bắc thơm 7, Quế Lâm đã trực tiếp làm việc với các hộ nông dân, HTX và chính quyền địa phương để xây dựng những vùng chuyên canh lúa hữu cơ trên diện tích 67,6ha ở thôn Lê Xá Đông. Ngay từ đầu vụ, Quế Lâm cung cấp các vật tư đầu vào như: giống, phân vi sinh, khoán, NPK, thảo mộc diệt trừ sâu bệnh... và hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cho bà con.

Ông Nguyễn Định, cán bộ kế hoạch HTX NN Phú Lương 1 cho biết, khác với trồng lúa truyền thống cần bón nhiều phân vô cơ, trồng lúa hữu cơ chủ yếu bón phân vi sinh do Quế Lâm cung ứng với liều lượng chỉ định. Để loại trừ các loại sâu bệnh thường gặp trên lúa, giúp cây trồng sinh trưởng tốt, nông dân cũng chỉ được dùng các loại thảo mộc do DN cung ứng để xử lý. Tất nhiên chi phí cao hơn gần 20%, nhưng bù lại cho năng suất, chất lượng, giá lúa cao hơn trồng lúa thông thường. Dự kiến năng suất lúa bắc thơm 7 vụ đông xuân này đạt 62 tạ/ha. Như vậy sản lượng lúa hữu cơ tham gia chuỗi cung ứng đạt khoảng 400 tấn/vụ. Giá trị sản phẩm tăng cao nên người dân rất phấn khởi và hưởng ứng tham gia hình thức liên kết sản xuất này.

Theo ông Nguyễn Định, toàn HTX có 366ha chuyên độc canh cây lúa. Hiện nông dân ở 2 thôn Lê Xá Trung và Lê Xá Tây rất có nhu cầu tham gia liên kết trồng lúa hữu cơ; do Quế Lâm còn trong giai đoạn tiếp tục tìm kiếm thị trường tiêu thụ nên chưa thể mở rộng diện tích. Tín hiệu lạc quan là lượng người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng sản phẩm gạo hữu cơ ngày càng tăng, vì đây là sản phẩm sạch, ngon, bổ dưỡng, nên khả năng phát triển diện tích trồng lúa hữu cơ theo mô hình liên kết 3 bên rất thuận lợi. Nhiều người tiêu dùng đồng tình, tiền mua gạo hằng ngày không nhiều, chỉ bằng 1/10 chi phí cho một bữa ăn. Vì thế, việc lựa chọn loại gạo sạch, thơm dẻo là điều mà nhiều người nội trợ đang hướng đến.

Với xu thế lựa chọn này, việc liên kết 3 bên giữa Quế Lâm- HTX NN Phú Lương 1 và những người nông dân càng giúp cho hoạt động sản xuất lúa hữu cơ có tính định hướng hơn, sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng các quy chuẩn khắt khe của người tiêu dùng. Chuỗi liên kết sản xuất này còn giúp tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa như xảy ra trong sản xuất nông nghiệp, mà người nông dân chính là nhân tố chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất.

Ngoài liên kết cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm ở HTX NN Phú Lương 1, từ 3-5 năm trở lại đây, Quế Lâm đã liên kết với một số địa phương trên địa bàn tỉnh mở rộng diện tích trồng lúa hữu cơ đạt 11.780ha với sản lượng trung bình khoảng trên 45 nghìn tấn/năm.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Return to top