ClockChủ Nhật, 07/04/2019 12:06

Người Huế với “thử thách dọn rác”

TTH - Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh vừa phát đi thông báo cuộc thi “Thừa Thiên Huế - hành động để thay đổi”, kêu gọi mọi người cùng nhau dọn rác, làm sạch môi trường và gửi hình ảnh dự thi từ ngày 14/3.

“Thách thức” dọn rác làm sạch môi trườngMỗi cá nhân, tập thể một công trình, phần việc để Huế thêm xanh - sạch – sáng“Sáng - xanh - sạch, không rác thải”

“Hot trend” văn minh

Hồ Thắng, sinh viên K41, Khoa Luật quốc tế, Trường đại học Luật, Đại học Huế cùng những người bạn trong lớp là một trong những nhóm đầu tiên thực hiện “hot trend” (nghĩa là, xu hướng được lan truyền rộng rãi trong một thời gian nhất định) “Thử thách dọn rác” tại Huế. Em cho biết, ở khuôn viên xung quanh Trường đại học Luật và quanh Khu ký túc xá Trường Bia có những bãi rác trái quy định với số lượng rác thải sinh hoạt lớn gây ra mùi khó chịu và côn trùng nhiều, ảnh hưởng đến mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Các bạn trẻ dành những buổi sáng chủ nhật để thu gom, phân loại rác thải vào những túi lớn và tập kết tại những thùng đựng rác để xe rác tiện thu gom.

Cùng “xắn tay” dọn rác

Hồ Thắng cho biết, cứ chủ nhật hàng tuần, trừ những tuần bận học hoặc thi, nhóm vẫn tiếp tục thực hiện “Thử thách dọn rác” và kế hoạch gần nhất tiếp theo là tiến hành dọn rác ở bãi biển Thuận An. Theo nhóm, ô nhiễm môi trường biển được các em quan tâm vì đây là vấn nạn của toàn cầu, gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hải sản, du lịch biển. “Đối với nhóm, việc dọn rác không chỉ là hưởng ứng một trào lưu nhất thời mà mong muốn từ đó hình thành thói quen bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho cộng đồng cùng thực hiện”, Thắng nói.

Cuộc thi “Thử thách dọn rác” có sức lan toả đến mọi người không kể tuổi tác và giới tính. Nhóm từ thiện “Vòng tay cộng đồng” do cô Nguyễn Thị Minh Hương làm trưởng nhóm (cô hiện là giáo viên chuyên Anh, Trường THPT chuyên Quốc Học) gồm 20 thành viên cùng bắt tay thực hiện “Thử thách dọn rác” tại rừng ngập mặn Rú Chá (thị xã Hương Trà).

Cô Minh Hương cho biết, sau một lần ghé Rú Chá chơi và chứng kiến ở đây có lượng rác thải khá nhiều, cô thấy bức xúc và buồn vì cách mà con người đối xử với thiên nhiên. Vậy là, cô lên kế hoạch kêu gọi sự chung tay dọn rác tại Rú Chá. “Sau khi dọn sạch rác, mọi người trong nhóm ai cũng vui”, cô Minh Hương vui vẻ cho biết.

Nâng cao ý thức

Hiện trên fanpage của Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh và fanpage “Thừa Thiên Huế - Hành động để thay đổi - For Hue Green” của chương trình đã có rất nhiều lượt chia sẻ và like. Sau khi phát động cuộc thi, một số nhóm đã gửi ảnh dự thi về ban tổ chức về hoạt động “Thử thách dọn rác”. Bên cạnh đó, có nhiều nhóm tham gia dọn rác nhưng không tham gia dự thi ảnh. Hiện tượng “before và after” (ngụ ý chỉ hình ảnh minh họa trước và sau khi thực hiện “Thử thách dọn rác”) đang là “hot trend” được “like” nhiều trên mạng xã hội facebook.

Những bức ảnh "before and after" (trước và sau khi dọn rác) đang "gây bão" cộng đồng mạng

Bạn Quốc Cường (phường Phước Vĩnh, TP. Huế), bày tỏ: “Trong khi một số trào lưu vô bổ xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng chán nản thì một trào lưu văn minh như “Thử thách dọn rác” được hưởng ứng mạnh mẽ và khiến mọi người thêm có niềm tin vào khía cạnh tốt đẹp của mạng xã hội”.

Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh, cho biết: “Điều mà ban tổ chức hướng đến không chỉ là dọn rác mà nâng cao ý thức của người dân, thường xuyên dọn dẹp, giữ gìn cho phố phường, đường sá nơi mình đang sinh sống và làm việc luôn sạch sẽ. Chúng tôi cũng mong muốn người dân quan tâm hơn nữa đến việc xử lý và phân loại rác, chẳng hạn dùng rác hữu cơ làm phân bón cho cây hay áp dụng giải pháp bảo vệ môi trường “giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế” (3R: Reduce-Reuse-Recyle). Ví dụ như việc xách giỏ đi chợ thay vì sử dụng nhiều túi nilon; mang hộp đựng, cốc đựng, ống hút tre, thuỷ tinh để mua đồ ăn thức uống thay cho việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần, những điều nhỏ bé như vậy thôi cũng đủ làm nên thay đổi rất lớn”.

Cũng theo ông Cung Trọng Cường, về lâu dài phải xây dựng các quy định, thiết chế về quản lý để tất cả người dân, cộng đồng phải thực hiện theo quy định của pháp luật, như vậy việc bảo vệ môi trường, giữ gìn và làm cho Huế “Xanh - sạch - sáng” mới bền vững.

Bài: PHƯỚC LY 
Ảnh: PHAN NGỌC MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuối trong đời sống của người Huế

Chuối là loại cây nhiệt đới có mặt ở hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Là một trong những nơi phát xuất đầu tiên của cây chuối, các dân tộc sinh sống ở Đông Nam Á đã sớm biết sử dụng cây chuối một cách đầy sáng tạo trong muôn mặt của đời sống. Không những thế, đặc tính của cây chuối cũng trở thành “phương tiện” để chuyển tải nhiều triết lý sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan.

Chuối trong đời sống của người Huế
Huế thương hoài

Có những người, tưởng như đã rất quen, đã thuộc nhau tới từng ánh mắt, nụ cười, bỗng chốc lại thấy có nét gì đó là lạ. Chính cái trạng thái lạ mà quen ấy khiến mối quan hệ càng thêm hấp dẫn, bền lâu. Với một vùng đất cũng vậy, như là Huế chẳng hạn.

Huế thương hoài
Dọn rác xuyên tết

Tết đến, lượng rác thải sinh hoạt thường tăng nhiều lần so với ngày thường. Đây là thời điểm đội ngũ nhân viên thu gom rác làm việc mệt nhọc để mọi nơi sạch đẹp đón tết, vui xuân đầm ấm.

Dọn rác xuyên tết
​Trao hai kỷ lục cho “Bản đồ Việt Nam bằng tăm giang”

Buổi lễ diễn ra tối 2/12, tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của các quan khách và người dân tham gia làm tác phẩm. Bản đồ Việt Nam bằng nghệ thuật BOARC được xác lập kỷ lục với nhiều người tham gia thực hiện nhất qua ba miền Bắc, Trung, Nam.

​Trao hai kỷ lục cho “Bản đồ Việt Nam bằng tăm giang”
Loại trừ nạn phóng uế bậy nơi công cộng

Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, một việc nữa không thể không làm là phải tăng cường phát hiện, chế tài xử phạt thật nghiêm, thật nặng đối với bất kỳ ai thiếu ý thức, cố tình xâm hại môi trường công cộng.

Loại trừ nạn phóng uế bậy nơi công cộng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top