ClockThứ Bảy, 13/10/2018 15:06

Nhiều giải pháp đánh thức tiềm năng Khu du lịch sinh thái Bạch Mã

TTH.VN - Hội nghị góp ý quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch sinh thái Bạch Mã diễn ra trong sáng 13/10 đã gợi mở nhiều giải pháp đánh thức tiềm năng Khu du lịch sinh thái nhiều tiềm năng này.

Phòng lửa tại Vườn Quốc gia Bạch MãTừ Bạch Mã đến Kon Ka Kinh

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo bộ ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì hội nghị.

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tich Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam chia sẻ tại hội nghị

Chưa được đánh thức

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh từ cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, di tích… Với đặc thù đó, Thừa Thiên Huế xác định không phát triển nóng mà phát triển bền vững trên cơ sở tăng trưởng xanh; duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Trong đó, vườn Quốc gia Bạch Mã (QGBM) có thể được xem là “nàng công chúa ngủ quên”, với nhiều tiềm năng và thế mạnh chưa được đánh thức.

Trên cơ sở thống nhất chủ trương lập quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh đã triển khai công tác tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân Khu xây dựng khu du lịch Bạch Mã (DLSTBM).

Theo đó, quy mô phân khu xây dựng Khu DLSTBM khoảng 387,8 ha, bao gồm 2 khu. Khu A được thiết kế là khu vực trạm cơ sở và hạ tầng giao thông có diện tích khoảng 97,8 ha, bao gồm 3 phân khu: Tuyến giao thông tiếp cận đến dự án, có điểm đầu tuyến từ ngã ba giao cắt Quốc lộ 1A đến điểm cuối tuyến là trạm cơ sở khu vực Khe Su; trạm cơ sở khu vực Khe Su với diện tích nghiên cứu khoảng 64,1 ha, là nơi đón tiếp khách du lịch và nơi đặt nhà ga cáp treo; tuyến cáp treo du lịch đi từ trạm cơ sở (khu A) lên đỉnh Bạch Mã (khu B) có chiều dài dự kiến 4km với hành lang bảo vệ khoảng 26m.

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững phát biểu

Khu B chính là khu du lịch sinh thái đỉnh Bạch Mã, phạm vi diện tích nghiên cứu khoảng 290 ha, với các chức năng chính là đón tiếp, hội thảo, triển lãm, dịch vụ thương mại (lưu trú, nghỉ dưỡng, ẩm thực, giải khát...); các không gian hoạt động ngoài trời (phố đi bộ, tuyến thăm quan, tuyến hành hương, lễ hội, tín ngưỡng tâm linh, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên); hành chính, điều hành (nhà điều hành, nhà nhân viên...) và chức năng phụ trợ kỹ thuật (trạm điện, trạm nước, khu tập kết rác thải). Phân khu chức năng khu B bao gồm: khu làng du lịch đỉnh núi, khu làng du lịch di sản, khu làng trung tâm, khu du lịch tâm linh, khu dịch vụ phụ trợ, khu làng du lịch thung lũng thác nước, khu cảnh quan tự nhiên.

Một trong những điểm nhấn của Khu DLSTBM là hệ thống cáp treo sử dụng công nghệ tuần hoàn đơn, kẹp nhả tự động, bao gồm 2 tuyến: tuyến 1 từ khu vực trạm cơ sở (khu A) lên đỉnh Bạch Mã (khu B); tuyến B đi từ ga đỉnh Bạch Mã (cao 1.395m) đến ga cuối ở khu vực Ngũ Hồ (cao 1.140m).

Quy hoạch gắn bảo vệ hệ sinh thái

Khu du lịch sinh thái Bạch mã (ảnh phối cảnh đơn vị tư vấn cung cấp)

Hội nghị tập trung lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia đánh giá việc khôi phục các biệt thự cổ, xây dựng hệ thống cáp treo, xây dựng trung tâm hành chính dịch vụ. Đồng thời làm rõ sự cần thiết của việc triển khai thực hiện quy hoạch và hình thành các khu du lịch tại khu vực Bạch Mã; so sánh công nghệ, phương pháp thi công, phương án tổ chức thực hiện và kinh nghiệm với một số tỉnh, một số nước trên thế giới. Cơ sở xác định quy mô, số lượng khách phục vụ của khu vực lập quy hoạch; đánh giá sự tác động, ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan, khả năng đáp ứng tổng số lượng khách theo quy hoạch. Đánh giá tác động của môi trường của việc triển khai thực hiện quy hoạch và giải pháp tổ chức thực hiện và các vấn đề khác có liên quan.

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tich Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam chia sẻ, tư duy hành động trong việc khai thác khu du lịch cảnh quan trong hạt nhân của rừng quốc gia (giữa xây dựng, bảo tồn và phát triển) chưa thống nhất. Việc tiếp cận với kinh nghiệm của các quốc gia nhất là các nước châu Á có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam còn hạn chế. Công tác đánh giá tác động môi trường khi hình thành, triển khai dự án trong phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH chưa được làm thường xuyên và kịp thời. Vấn đề quản lý khu du lịch sinh thái (giữa cơ quan quản lý- nhà đầu tư) trong quá trình hình thành và phát triển chưa có một cơ sở pháp lý rõ ràng.

Một góc Vườn QGBM

Chính vì vậy, để có cơ sở thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái Vườn QGBM trên cơ sở phát huy và bảo tồn một cách có hiệu quả, cần đánh giá về tính khả thi của dự án, tác động môi trường nến dự án triển khai. Cùng với đó, phải chọn được mô hình quản lý phù hợp có sự tham gia của chính quyền địa phương nhằm hạn chế tác động đến hệ sinh thái.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, du lịch sinh thái rất kén khách, vì vậy quy hoạch khu sinh thái nhất là Vườn QGBM cần chú ý đến yếu tố này để đảm bảo bảo tồn được các giá trị tài nguyên, đa dạng sinh học và môi trường. Việc quy hoạch xây dựng các công trình cáp treo hay khu vui chơi giải trí nhân tạo và mang lại tiếng ồn trong khu sinh thái là điều cần tránh, không phù hợp với nguyên tắc và yêu cầu phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường cảnh quan. Ngoài ra, các nhà quy hoạch cần cân nhắc đến việc quy hoạch đầu tư phát triển du lịch tâm linh tại vườn QGBM

Tại hội nghị, các ý kiến đều chung quan điểm, phát triển Khu DLSTBM phải đảm bảo hạn chế tác động đến hệ thống cảnh quan, môi trường. Quy hoạch này chỉ có mang tính định hướng chứ không hạn chế sự sáng tạo của nhà đầu tư. Đồng thời, quá trình triển khai phải tập trung tốt cho công tác đánh giá tác động môi trường, cảnh quan, cân nhắc lại việc đầu tư hệ thống cáp treo tại khu vực Khu DLSTBM. Kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã tiếp thu các ý kiến góp ý và khẳng định sẽ tiếp tục tiếp nhận các ý kiến góp ý của người dân, nhà nghiên cứu... hướng đến đánh thức Bạch Mã đang còn ngủ yên bấy lâu.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Ngắm đỗ quyên trên đỉnh Bạch Mã

Trên đỉnh Bạch Mã quanh năm dịu mát, sắc hoa, màu lá và muôn chim rừng nơi đây luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho những tay săn ảnh và những ai muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ. Qua những góc ảnh của tác giả Trương Vững, Thừa Thiên Huế Cuối tuần mời bạn đọc dạo thăm mùa xuân trên đỉnh Bạch Mã và ngắm những sắc hoa đỗ quyên nhiều màu, lạ mắt.

Ngắm đỗ quyên trên đỉnh Bạch Mã

TIN MỚI

Return to top