ClockThứ Bảy, 07/07/2018 13:30

Phòng lửa tại Vườn Quốc gia Bạch Mã

TTH - Vườn Quốc gia Bạch Mã (VQGMB) đã giao khoán 10.000 ha thuộc 11 tiểu khu cho 40 hộ dân ở Phú Lộc và Nam Đông; tăng cường tuần tra trung bình 1-2 đợt/tháng, mỗi đợt 3-4 ngày nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng.

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tập đoàn Banyan Tree, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Đại học HuếTập huấn nghiệp vụ cho kiểm lâmVườn quốc gia Bạch Mã - điểm đến của du khách ưa khám pháVườn Quốc gia Bạch Mã: Trung tâm nhân giống sao la đầu tiên

Diễn tập dập đám cháy

Bám rừng

Gắn bó, lăn lộn hơn hai mươi năm với ngành kiểm lâm, anh Trương Cảm chưa khi nào có được nhiều thời gian nghỉ ngơi bên gia đình, người thân trước hai nhiệm vụ lớn đối với anh Cảm và cán bộ kiểm lâm của VQGBM là phòng chống chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Vào mùa đông, mưa lớn, cán bộ kiểm lâm thường chỉ tập trung cho công tác tuần tra, ngăn chặn các vụ chặt phá rừng và săn bắt động vật hoang dã. Từ cuối mùa xuân đến hết mùa hè, lực lượng kiểm lâm kết hợp tuần tra, phát hiện và ngăn chặn các dấu hiệu cháy rừng.

“Hầu hết các điểm có nguy cơ cháy chủ yếu là lau lách. Rừng dễ cháy thường phân bố ở khu vực rừng sâu, trong khi diện tích VQGBM lại rất lớn. Đến được những khu vực này thường phải vượt suối, trèo đèo, núi rừng hiểm trở mất vài ngày đến cả tuần. Điều mà anh em kiểm lâm lo ngại nhất là thú dữ. Ban ngày thường chủ động phòng tránh, có biện pháp xua đuổi, song vào ban đêm thú dữ có thể xuất hiện bất ngờ, rất nguy hiểm”, anh Cảm chia sẻ.

Diễn tập phun nước dập lửa

Nguyên nhân cháy rừng ngoài lau lách, keo lá tràm dễ bốc cháy khi nhiệt độ cao, còn do người dân sống cạnh rừng và vào rừng khai thác củi khô bất cẩn, vứt bỏ tàn thuốc, nấu ăn dẫn đến nguy cơ cháy.  Nhiều khu rừng của VQGBM hiện nay vẫn còn nhiều đạn bom sót lại sau chiến tranh rất dễ bùng nổ do nhiệt độ nắng nóng cao, hoặc thú rừng tác động, dẫm đạp… Từ những nguyên nhân chính, lực lượng kiểm lâm bám sát địa bàn, theo dõi, phát hiện và ngăn chặn dấu hiệu cháy rừng.

Phối hợp với các lực lượng

Cuối tháng 6 vừa qua, VQGBM tiến hành tổ chức diễn tập PCCCR cho 46 người, chủ yếu là lực lượng kiểm lâm và cán bộ viên chức của vườn. Cuộc diễn tập diễn ra hơn 2 giờ với các tình huống giả định và phương án dập tắt kịp thời, cứu người bị nạn…

Ông Đoàn Hoài Nam, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm VQGBM cho biết, VQGBM có tổng diện tích 37.487 ha, thuộc vùng khô nóng của khu vực miền Trung - Tây nguyên. Diện tích rừng rộng lớn, trong khi lực lượng kiểm lâm mỏng đặt ra yêu cầu phối hợp trong công tác PCCCR.

Đến nay, VQGBM phối  hợp với các xã, thôn xây dựng các Ban Chỉ huy BVR- PCCCR cấp xã và 10 tổ xung kích cộng đồng dân cư PCCCR tại chỗ, đảm bảo lực lượng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Đơn vị đã xây dựng các đội xung kích PCCCR với lực lượng nòng cốt là kiểm lâm viên của các trạm kiểm lâm cơ động và PCCCR, cán bộ viên chức khối văn phòng. Vào mùa cao điểm, tại trụ sở các trạm, lực lượng, phương tiện dụng cụ PCCCR luôn trong tâm thế sẵn sàng phục vụ khi cần thiết. Bố trí lực lượng trực thường xuyên 24/24 giờ tại các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy; trực ban thường xuyên, cập nhật thông tin về tình hình PCCCR vào 17 giờ hàng ngày. 

Với phương châm “phòng là chính”, và mục tiêu “không để xảy ra cháy rừng do chủ quan, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại rừng do cháy gây ra”, trong suốt mùa nắng nóng, toàn bộ lực lượng kiểm lâm tăng cường bám dân, bám địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền vận động, nhắc nhở, duy trì thực hiện phương châm “bốn tại chỗ”. Cũng nhờ phương án này, năm 2017 cũng như những tháng đầu năm 2018, VQGBM không có vụ cháy nào xảy ra.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Nâng cao kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh

Ngày 6/10, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh phối hợp với Trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP. Huế) tổ chức Chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH.

Nâng cao kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh
Nhiều hoạt động về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Ngày 4/10, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an thành phố Huế tổ chức các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04/10/1961- 04/10/2024) và 23 năm Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy (04/10/2001 - 04/10/2024).

Nhiều hoạt động về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Return to top