ClockThứ Tư, 05/09/2018 14:40

Phát triển 6.411 km đường bộ cao tốc từ nay đến năm 2030

Mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sẽ gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km.

Làm xong hệ thống đường sắt cao tốc quốc gia nhanh nhất cũng mất 20 năm?Lào, Việt Nam xây dựng đường cao tốc Hà Nội-Vientiane

Thông tin từ Bộ GTVT cho biết, theo nội dung điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, mạng đường bộ cao tốc quốc gia sẽ bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao.

Trong đó, quy hoạch tập trung xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng), các tuyến ra các cảng biển lớn; tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu vực, quốc tế.

Mạng đường bộ cao tốc quốc gia bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm

Quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km, gồm 2 tuyến Bắc - Nam dài 3.083km; khu vực phía Bắc (14 tuyến dài 1.368 km); khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm 3 tuyến dài 264km; khu vực phía Nam gồm 7 tuyến dài 983km; 5 tuyến đường vành đai cao tốc tại Hà Nội và TP HCM dài 713km.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu, Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải có dự báo lưu lượng phương tiện khi nước ta trở thành nước phát triển. Trong đó, đặc biệt chú ý đến hệ thống khu đô thị, khu kinh tế, cảng biển, sân bay, đặc thù một số thành phố lớn để đầu tư xây dựng đường cao tốc cho phù hợp.

Bộ trưởng yêu cầu phải rà soát lại quy mô đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc hiện nay, tuyến kết nối mới, khu đô thị lớn (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…); các cảng lớn, chuyên dụng (cảng Cát Lái, cảng Lạch Huyện, khu vực Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định…); đường kết nối trục dọc (khu vực miền Trung); kết nối các sân bay quốc lớn (Sân bay quốc tế Long Thành, Sân bay quốc tế Nội Bài, ); các bến xe…

Theo Bộ trưởng, tất cả các đường cao tốc, đường vành đai mang tính chất đường cao tốc của các đô thị lớn do Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính trong quá trình triển khai thực hiện. Nghiên cứu và ưu tiên đầu tư các đô thị lớn, trung tâm kinh tế lớn, các trung tâm công nghiệp, các cảng biển lớn, sân bay quốc tế lớn và phải phân kỳ đầu tư rõ ràng, phù hợp điều kiện kinh tế cũng như vốn đầu tư.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ “nút thắt” giao thông phía tây vào cao tốc

Nhiều năm qua, giao thông tại các cửa ngõ vào TP. Huế rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt hướng phía tây thuộc Quốc lộ (QL) 49A nối trung tâm thành phố vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn thường xuyên ùn tắc cần phải sớm mở rộng.

Gỡ “nút thắt” giao thông phía tây vào cao tốc
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Return to top