ClockThứ Sáu, 09/03/2018 08:40

Quản lý nguồn nước dưới đất

TTH - Nước ngầm là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang được khai thác, sử dụng tuỳ tiện, chưa được quản lý chặt.

Nuôi tôm “nước sạch”Chủ trương đã có nhưng còn thiếu nguồn lựcBèo dày đặc trên phá Tam Giang

Qua khảo sát nguồn tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh có tổng trữ lượng đạt gần 9.200m3/ngày, phân bố tương đối đều ở các địa phương. Riêng đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến môi trường đối với hoạt động khai thác nước ngầm hiện vẫn chưa có tài liệu quan trắc, nên chưa thể đưa ra khuyến cáo nên hay không nên khai thác tại khu vực nào và giới hạn ở mức độ bao nhiêu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cảnh báo, nguồn nước ngầm được xem là dồi dào nhưng không phải là vô hạn. Nếu tình trạng khai thác, sử dụng nước ngầm bừa bãi, không được quản lý chặt thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, trữ lượng và tính ổn định nước dưới đất.

Còn nhớ cách đây khoảng 3 năm, SởTN&MT tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất ở một số khu, cụm công nghiệp. Lúc đó, không ít doanh nghiệp đã bị xử lý vi phạm do khai thác nước ngầm để vệ sinh công nghiệp, làm mát thiết bị, thi công công trình… với trữ lượng lớn nhưng chưa qua thăm dò, đăng ký cấp phép.

Đến nay, mặc dù hệ thống nước máy đã được mở rộng, song không ít nơi vẫn đang tận dụng nguồn nước dưới đất. Lý do đơn giản là chi phí tiền nước máy khá cao, thậm chí cao hơn gấp đôi so với giá tiền cấp quyền khai thác nước dưới đất cho một đơn vị được cấp phép; hoặc một số khu, cụm công nghiệp chưa được đấu nối đường nước máy đến tận cơ sở sản xuất. Ngoài việc sử dụng nước sạch vào mục đích cần thiết, giảm chi phí sản xuất, không ít doanh nghiệp chọn phương án sử dụng nước công nghiệp (nước thô), mà điển hình là khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ các hoạt động như làm mát máy, vệ sinh công nghiệp, tưới cây... Đơn cử như nhà máy sản xuất giấy Như Ý ở Cụm Công nghiệp Thủy Phương dù đi vào hoạt động từ năm 2002, nhưng đến nay vẫn chưa tiếp cận được nguồn nước máy và đang sử dụng nước giếng khoan.

Để siết chặt quản lý hoạt động này, cuối năm 2017, Bộ TN&MT ban hành Thông tư 75 quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất và có hiệu lực thi hành từ ngày 12/2/2018 đã nêu rõ nguyên tắc bảo vệ nước dưới đất, trong đó lấy phòng ngừa làm chính, chú trọng bảo vệ nguồn nước dưới đất tại các khu vực bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác, các khu vực cấp nước sinh hoạt, đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu vực có nguy cơ bị sụt, lún đất…; đồng thời khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Thông tư cũng quy định về thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan.

Ngày Nước Thế giới năm 2018 được tổ chức vào ngày 22/3 có chủ đề “Nước và Thiên nhiên” càng khẳng định mối tương quan giữa tài nguyên nước với thiên nhiên, cũng như tiềm năng, tầm quan trọng của tài nguyên nước và công tác quản lý bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. Không chỉ tài nguyên nước mặt, nước dưới đất cần được quản lý, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, mà ngay cả những nguồn nước có liên quan như nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ lưu trú… cũng cần được chú trọng xử lý, đảm bảo tiêu chuẩn và được cơ quan chức năng cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

TIN MỚI

Return to top