ClockThứ Bảy, 13/04/2024 10:52

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

TTH - Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khôỨng phó hạn, mặnỨng phó hạn, mặn cho nông nghiệp

 Thủy điện Bình Điền lập kế hoạch cụ thể, điều tiết hồ chứa hợp lý trong các tình thế thủy văn nhằm tham gia ứng phó hạn mặn

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, thiên tai ngày càng diễn biến bất thường, cực đoan. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2024, tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân trong mùa khô. Trên phạm vi toàn quốc, từ 1 - 6/2024, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn khoảng 1 - 1,5 độ C so với trung bình nhiều năm.

Trên địa bàn tỉnh, nguồn nước chống hạn hiện nay bao gồm lượng nước đến từ các sông chính như: Hương, Bồ, Ô Lâu và cùng với lượng nước hiện có của các nhà máy thủy điện đầu nguồn phát điện xả nước về hạ lưu các con sông, được điều tiết qua đập Thảo Long và một số cống trên đê để phục vụ trạm bơm điện, bơm dầu vận hành cấp nước.

Hiện mức nước các hồ Tả Trạch dung tích đạt 335 triệu m3, Bình Điền 342 triệu m3, Hương Điền 773 triệu m3. Riêng các hồ thủy lợi lớn và vừa tổng dung tích khoảng hơn 82 triệu m3, đạt từ 50 - 93% dung tích thiết kế. Toàn tỉnh diện tích lúa gieo cấy hiện nay khoảng 27.900ha, trong đó Công ty Thủy lợi đảm nhận khoảng hơn 19.000ha.

 Các trạm bơm động lực được bố trí sẵn sàng vận hành chống hạn

Theo dự báo của Công ty Thủy lợi tỉnh, trên địa bàn tỉnh, diện tích có khả năng thiếu nước cuối vụ hè thu cân đối khoảng 800ha. Trong đó, tập trung ở vùng Nam Đông, A Lưới, vùng gò đồi, vùng cát ven biển của Phong Điền và cục bộ trên hói Bảy Xã (Hương Trà), do hiện nay dọc hói này đang thi công nâng cấp, một số đoạn cục bộ bị bồi lấp chưa được nạo vét có khả năng gây tắc dòng khi mực nước sông Bồ và sông Hương xuống thấp.

Ông Nguyễn Quang Hải, Giám đốc Công ty CP Thủy điện Bình Điền cho biết, từ đầu vụ, đơn vị đã tập trung triển khai các biện pháp chống hạn trong mùa khô theo quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hương. Lập kế hoạch cụ thể, điều tiết hồ chứa hợp lý trong các tình thế thủy văn để đáp ứng tốt các quy định, cung ứng đủ nhu cầu sử dụng nước ở hạ du một cách hiệu quả, tiết kiệm. Phối với các địa phương, sở ngành thống nhất kế hoạch điều tiết nước hồ chứa trên lưu vực sông để bổ sung nước cho hạ du, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong điều kiện xảy ra hạn hán.

Ông Dương Đức Hoài Khánh, Giám đốc Công ty Thủy lợi thông tin, để chủ động ứng phó với hạn hán và nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do hạn mặn gây ra, đặc biệt là tưới tiết kiệm và sử dụng các giải pháp, tận dụng các nguồn nước hiện có trên sông hói nhằm bổ sung cấp nước tưới cho các hồ đầu vụ hè thu, đơn vị đã kết hợp thực hiện đồng bộ một số giải pháp như tiếp tục duy trì, huy động, lắp đặt các trạm bơm tạm, các máy bơm dầu di động để đảm bảo cấp nước theo yêu cầu đối với các nguồn khe suối có nước.

Các đơn vị, tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi thường xuyên cử cán bộ để kiểm tra, theo dõi diễn biến mực nước của các công trình thủy lợi, có biện pháp xử lý khắc phục kịp thời hư hỏng phát sinh. Theo dõi mực nước hồ chứa trên địa bàn để chủ động có phương án điều tiết hợp lý, tiết kiệm nước trước khi hạn xảy ra.

Quản lý chặt chẽ cống lấy nước tại công trình đầu mối, các công trình tưới đảm bảo không để rò rỉ lãng phí nước, đáp ứng đủ nước tới đến cuối khu tưới. Xây dựng kế hoạch cấp nước cụ thể theo lịch của từng vùng, thực hiện tưới luân phiên. Khi mực nước các sông xuống thấp thì phải có kế hoạch lấy nước luân phiên cho các trạm bơm ở các hói nhằm hạn chế sự thiếu hụt nguồn nước trên hói do các trạm bơm cùng bơm một thời điểm.

Phối hợp với UBND các địa phương, các HTX để tăng cường kiểm tra việc điều hành và phân phối nước tưới cho hợp lý giữa các vùng hưởng lợi, đảm bảo an ninh, trật tự và đảm bảo an toàn công trình trong quá trình vận hành.

Theo ông Dương Đức Hoài Khánh, hiện nay các địa phương phải giữ nước trên các sông hồ nội đồng ở mức cao nhất và các vùng ruộng trũng tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để tưới nước ở mức cao nhất, nhằm chủ động khi nguồn nước trên sông chính xuống thấp chưa điều tiết bổ sung kịp thời. Kiểm tra, nâng cấp các tuyến đê ngăn mặn và đóng kín các cống trên đê để có biện pháp xử kịp thời tránh tình trạng mặn xâm nhập vào nội đồng và ngăn lượng nước thất thoát ra phá.

Ngoài ra, công ty tổ chức kiểm tra, tu sửa cụm đầu mối, tuyến kênh mương đang hoạt động, nhất là các công trình đã xuống cấp, hư hỏng để đảm bảo tránh lãng phí nguồn nước bị thất thoát. Nạo vét các tuyến hói, tuyến kênh dẫn nước từ sông vào các trạm bơm tưới, đặt biệt là tuyến hỏi Bảy Xã và hói Bàu Sứ, kênh dẫn nước từ các cống vào kênh mương nội đồng, đầu mối trạm bơm tưới và các máy bơm dầu lẻ. Tu bổ kênh mương, đặc biệt quan tâm các tuyến kênh bê tông nội đồng đã hư hỏng nặng của các HTX.

15 tỷ đồng chống hạn

Công ty Thủy lợi kiến nghị Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí lắp đặt các trạm bơm tạm, bơm chuyển, nạo vét các tuyến sông, hói nội đồng, lòng hồ, các tuyến kênh chính dẫn nước, vớt bèo khơi thông dòng chảy, đắp tạm bờ bao, bờ vùng, nâng cấp sửa chữa các công trình bảo đảm chống hạn theo phương án với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng. Chỉ đạo các địa phương tiến hành nạo vét các sông hói, kênh mương nội đồng, vớt bèo, giải phóng nò sáo, duy tu bảo dưỡng nâng cấp sửa chữa các công trình.


Bài, ảnh: NGUYỄN KHÁNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hoàn lưu bão gây mưa lớn

Chiều 18/9, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương vùng ven biển từ Ninh Bình đến Bình Thuận về công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão (bão số 4).

Ứng phó hoàn lưu bão gây mưa lớn
Chủ động ứng phó, khắc phục thiên tai

Là địa bàn rộng với đa dạng địa hình, dân cư đông nên để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, TP. Huế triển khai phương án phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) theo từng cấp độ rủi ro đối với các vùng sạt lở núi, bờ sông, bờ biển đến tận thôn, tổ dân phố, hộ dân; đồng thời triển khai phương án cứu hộ, cứu trợ với phương châm không để người dân bị đói, rét sau lũ.

Chủ động ứng phó, khắc phục thiên tai
Ngành điện sẵn sàng các phương án ứng phó khi có sự cố

Cảnh báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng La Nina tác động đến nước ta từ tháng 8/2024 với nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất rất cao, trong đó, Thừa Thiên Huế là một trong những địa bàn trọng điểm thiên tai.

Ngành điện sẵn sàng các phương án ứng phó khi có sự cố
Return to top