ClockThứ Hai, 14/01/2019 12:52

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

TTH.VN - Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT) diễn ra trong sáng 14/1.

Tạo tiền đề liên kếtCả nước còn 24 ổ dịch lở mồm long móngNông nghiệp kỹ thuật số giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực

 Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại hội nghị

Năm 2018, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng và có những bước phát triển mới, các chỉ tiêu cơ bản của ngành đều đạt và vượt so với kế hoạch năm 2017 và kế hoạch đề ra.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp tỉnh đạt 3,46% xấp xỉ tốc độ tăng của cả nước; giá trị sản xuất nông lâm sản, thủy sản đạt trên 7.234 tỷ đồng tăng 4,4%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 140 triệu USD.... Tuy nhiên, tình hình nông nghiệp vẫn tồn tại nhiều khó khăn do thời tiết, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhất là hạ tầng thủy sản.

Thực tế đó, đòi hỏi ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn toàn diện, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới trong năm 2019. Đồng thời, duy trì tăng trưởng, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống dịch bệnh... phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt 2,3%, có thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

 Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá cao những nỗ lực của ngành nông nghiệp trong năm qua. Đồng thời nhấn mạnh, nông nghiệp là ngành mũi nhọn của tỉnh, đáp ứng nhu cầu quan trọng của người dân vì thế cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng KHCN, tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ… trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng hàng nông sản, tập trung công tác hậu sản xuất. Có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng lâm nghiệp đa chức năng, tăng cường công tác bảo vệ rừng, mở rộng diện tích rừng đạt tiêu chuẩn FSC. Cùng với đó, ngành phải cần tập trung đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính, cải cách thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện nhanh các thủ tục…

Tin, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Những kỳ vọng từ ngành công nghiệp

Từ năm 2024, công nghiệp Thừa Thiên Huế kỳ vọng tạo được nhiều điểm nhấn, nhất là tỉnh khi ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao.

Những kỳ vọng từ ngành công nghiệp

TIN MỚI

Return to top