ClockThứ Năm, 15/02/2024 11:36

Những kỳ vọng từ ngành công nghiệp

TTH - Từ năm 2024, công nghiệp Thừa Thiên Huế kỳ vọng tạo được nhiều điểm nhấn, nhất là tỉnh khi ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao.

Làm nông khép kín - bền & xanhỨng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệpHội chợ công nghệ và thiết bị lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

 Ngành công nghiệp dệt may đang được Thừa Thiên Huế hướng đến là một trong những ngành chủ lực về xuất khẩu

Chịu nhiều tác động

Năm 2023, ảnh hưởng từ bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, một số sản phẩm của Thừa Thiên Huế có sản lượng giảm so với cùng kỳ, như: men frit 277 nghìn tấn, giảm 5%; xi măng 2.090 nghìn tấn, giảm 1%; điện sản xuất 1.820 triệu kWh, giảm 9%; dăm gỗ 770 nghìn tấn, giảm 3,8%... 

Riêng về ngành dệt may, cũng do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, đa số các doanh nghiệp (DN) bị cắt giảm đơn hàng hoặc hết nên phải cắt giảm lao động, hoạt động cầm chừng. Khó khăn của ngành dệt may còn là việc phải đảm bảo “đơn hàng xanh” khi xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác, trong khi hiện nay, các DN trên địa bàn tỉnh hầu như chưa đạt yêu cầu này và đang trong quá trình đầu tư để đáp ứng yêu cầu này.

Cũng trong năm 2023, mặc dù một số dự án đầu tư mới đã triển khai hoàn thành và đưa vào hoạt động tạo năng lực mới ngành công nghiệp, như: dự án sản xuất sản phẩm phụ trợ ô tô của Công ty Nakamoto Packs tại KKT Chân Mây - Lăng Cô công suất 3,56 triệu SP/năm; dự án nhà máy chế biến bột hạnh nhân của Công ty TNHH Gold Tree Food Việt Nam tại KCN Tứ Hạ công suất 4.800 tấn SP/năm..., tuy nhiên, số lượng và quy mô còn hạn chế, chưa có nhân tố mới đột phá góp phần tăng trưởng cho ngành công nghiệp.

“Ngoài ra, nhiều dự án có quy mô lớn, có thể tạo tính đột phá cho ngành công nghiệp đang triển khai lại gặp nhiều khó khăn và bị chậm tiến độ, như: dự án máy Nhà máy Kanglongda giai đoạn 1, dự án nhà máy sản xuất men frit của Công ty cổ phần Vicofrit tại KCN Phong Điền, dự án nhà máy gia công thạch anh Chân Mây của Công ty TNHH America Quartz Technology tại KKT Chân Mây, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển công nghiệp trong năm 2023”, ông Nguyễn Thanh – Giám đốc Sở Công thương cho hay.

Phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao

Xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp, trong đó, ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao.

Số liệu từ Sở Công thương, độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt khoảng 5,5%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2023 đạt 43.100 tỷ đồng; hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư hoàn thiện. Đặc biệt, cảng Chân Mây được đưa vào vận hành, khai thác hàng container, cũng như việc Thừa Thiên Huế thu hút được một số dự án công nghiệp có quy mô đã góp phần tăng năng lực tăng thêm cho ngành công nghiệp, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

Để hiện thực hóa các mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển công nghiệp theo tinh thần, định hướng từ Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 191/KH-UBND về thực hiện tái cơ cấu ngành Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn đến năm 2030.

Với mục tiêu chung là tập trung tái cơ cấu đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực ngành công nghiệp, Thừa Thiên Huế ưu tiên phát triển một số ngành như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất điện từ nguồn năng lượng xanh như LNG, năng lượng tái tạo…; phát triển lĩnh vực may mặc từ mô hình CMT (gia công) sang mô hình sản xuất ODM (từ thiết kế đến gia công), đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết hoàn thiện sản phẩm may mặc để thụ hưởng các chính sách xuất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại tự do… từ đó đưa ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành chủ lực về xuất khẩu.

Thừa Thiên Huế cũng sẽ từng bước hình thành, phát triển công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử và ngành công nghiệp hỗ trợ. Tập trung thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao bao gồm sản xuất vật liệu mới, thiết bị điện tử - viễn thông, sản phẩm công nghệ thông tin, công nghiệp sản xuất rô- bốt… Qua đó, hiện thực hóa mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 10 - 12%/năm, trong đó, giai đoạn 2021-2025 đạt 10 – 11%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 11-12%/năm.

“Trong quy hoạch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như quy hoạch chung phát triển đô thị, tỉnh chú trọng vào phát triển xanh và bền vững, đưa các giá trị này trở thành động lực cho phát triển với trọng tâm là nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất… Vậy nên, Thừa Thiên Huế đã và đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào các lĩnh lực năng lượng mới, năng lượng tái tạo mà tỉnh đang có tiềm năng, lợi thế như: điện mặt trời, điện khí LNG, điện gió, các dự án đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch điện VIII như: sản xuất hydro xanh, sản xuất nhiên liệu sinh học, pin lưu trữ tích hợp và trang trại điện mặt trời…”, Giám đốc Sở Công thương cho hay.

Bài, ảnh: ĐĂNG TUẤN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Khánh thành trạm biến áp 110kV tại Phong Điền

Chiều 1/12, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ khánh thành Dự án (DA) trạm biến áp (TBA) 110kV khu công nghiệp (KCN) Phong Điền. Tổng Giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư, cùng đại diện các ban, ngành, đơn vị liên quan đến dự, cắt băng khánh thành.

Khánh thành trạm biến áp 110kV tại Phong Điền
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

TIN MỚI

Return to top