ClockThứ Năm, 22/02/2024 16:14

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

TTH - Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Xây dựng mới 56 mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơHình thành trên 60 mô hình nông nghiệp hữu cơHướng đi đúng của nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Ông Nguyễn Văn Lịch (xã Phong Thu, huyện Phong Điền) tại trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây thanh trà

Những năm qua, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong cơ cấu phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Trong quá trình thực tiễn chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn, các địa phương đã xác định phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn.

Hơn 6 năm trước, ông Nguyễn Văn Lịch (Phong Thu, Phong Điền) là một trong nhưng nông dân tiên phong tham gia chuỗi liên kết giá trị chăn nuôi với Tập đoàn Quế Lâm. Thành lập tổ hợp chăn nuôi, ông Lịch được Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ nguồn vốn xây dựng chuồng trại (theo tiêu chuẩn kỹ thuật phía tập đoàn cung cấp), cung ứng vật tư, thức ăn và giám sát kỹ thuật đầu vào. Ngoài ra, đầu ra được cam kết bao tiêu sản phẩm cao hơn giá thị trường. Đến nay, gia đình ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo công nghệ vi sinh của tập đoàn, mở rộng quy mô lên hàng chục lợn nái, 300 lợn thịt/năm.

Áp dụng mô hình kinh tế NNTH, lượng chất thải từ chăn nuôi được ông Lịch sử dụng làm phân bón cung cấp cho thị trường và phục vụ trồng trọt, giúp nâng cao sản lượng, chất lượng vườn cây thanh trà hơn 2ha của mình.

Tương tự, từ năm 2021, với sự kết nối của chính quyền địa phương và hỗ trợ của Tập đoàn Quế Lâm, 70 hộ dân ở thôn Pi Ây (Quảng Nhâm, A Lưới) được tiếp cận mô hình sản xuất ngô hữu cơ (loại giống ngô VN10) trên vùng đất ven sông Tà Rinh. Diện tích đưa vào sản xuất khoảng 8ha, ngô đạt sản lượng gần 100 tấn/năm. Sản xuất giống cây mới theo hướng hữu cơ, với quy trình an toàn sinh học đã giúp nhiều nông dân miền núi có thu nhập ổn định.

Theo Phòng NN&PTNT huyện A Lưới, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ góp phần thay đổi dần nhận thức của người nông dân từ phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống, nhỏ lẻ, sang sản xuất theo hướng tập trung, mang tính hàng hóa, mà còn tạo ra hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân trên địa bàn.

Từ năm 2021, Tập đoàn Quế Lâm đã hình thành Dự án “Tổ hợp chăn nuôi ATSH 4F” tại xã Phong Thu (Phong Điền) trên diện tích 15ha với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng.

Tổ hợp gồm các hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học với chức năng sản xuất men vi sinh, chế phẩm sinh học theo công nghệ tiên tiến hàng đầu của Nhật Bản với công suất 50 nghìn tấn/năm nhằm phục vụ chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ, sinh học, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp. Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ (không hóa chất) với công suất thiết kế 100 nghìn tấn/năm, phục vụ chuỗi chăn nuôi ATSH do chính nông dân chủ động sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, Tập đoàn Quế Lâm còn xây dựng trang trại chăn nuôi heo ATSH, hữu cơ trên diện tích 2ha, được áp dụng tự động hóa trong khâu chăn nuôi, có quy mô từ 8-10 nghìn con heo thịt và hàng trăm heo nái phục vụ tái và phát triển đàn.

Trong tổ hợp này, Tập đoàn Quế Lâm đã xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với công suất thiết kế đạt 100 nghìn tấn/năm, là nơi thu gom tất cả các phế phẩm, chất thải trong trang trại và các địa phương xung quanh để tạo ra một nguồn phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ trồng trọt, góp phần xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường.

Ông Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, những năm qua Sở NN&PTNT đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp thiết thực nhằm tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn (hữu cơ, VietGAP …) và ưu tiên phát triển nhóm các sản phẩm chủ lực quốc gia như lúa chất lượng cao, tôm, thịt lợn và gia cầm và nhóm các sản phẩm chủ lực của tỉnh như thủy sản vùng đầm phá, sen, thanh trà, dược liệu và các sản phẩm OCOP. Đồng thời, cơ cấu lại trên từng lĩnh vực của ngành theo hướng đối tượng nào có lợi thế, có dư địa phát triển thì tập trung chỉ đạo, tập trung chính sách để hỗ trợ phát triển đối tượng đó.

Để ngành nông nghiệp tỉnh có bước phát triển đột phá, đúng theo định hướng trên, đơn vị đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 20 và 30 quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2025, trong đó trọng tâm là hỗ trợ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, đến nay đã có 23 cơ sở đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã được hỗ trợ, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 7,3 tỷ đồng. Các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện hỗ trợ các nội dung thuộc thẩm quyền cấp huyện với kinh phí khoảng 14 tỷ đồng.

Các cơ sở sản xuất sau khi được nhận hỗ trợ đã tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất và đạt kết quả cao về năng suất, giá trị nông sản, thể hiện sự hiệu quả của chính sách trong việc khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp các sở ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách. Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Nghị quyết 20 và 30 để phù hợp hơn với thực tiễn sản xuất của người dân. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng nội dung nghị quyết đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân, nhất là các bạn trẻ, có dự định đầu tư nông nghiệp công nghệ cao có thể nghiên cứu đầu tư các nội dung phù hợp.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

Return to top