ClockThứ Sáu, 04/01/2019 15:23
Đông Nam Á:

Nông nghiệp kỹ thuật số giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực

TTH.VN - Tờ Malaya Business Insight ngày 4/1 đưa tin, ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á nên thích ứng với nông nghiệp kỹ thuật số và các công nghệ chăn nuôi đột phá để đối phó vói sự khan hiếm lương thực được dự báo, đồng thời nâng cao đóng góp của nông nghiệp trong vấn đề tạo việc làm và tăng trưởng.

ASEAN: Chìa khóa cho an ninh lương thực toàn cầuASEAN+3 thông qua chiến lược đảm bảo an ninh lương thựcThe ASEAN Post: Máy báy không người lái hỗ trợ ngành nông nghiệp khởi sắc

Ảnh minh hoạ. Nguồn: ADB

Ngành nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á là lĩnh vực ít được số hóa nhất của nền kinh tế, với chỉ 4,6 tỷ USD đầu tư dành cho công nghệ nông nghiệp trong năm 2016, theo công ty AgFunder.

Ngược lại, đầu tư cần thiết cho công nghệ nông nghiệp trong khu vực đạt tổng cộng 265 tỷ USD mỗi năm, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO).

Trong một cuộc tham vấn do Trung tâm nghiên cứu và đào tạo sau đại học về Nông nghiệp khu vực Đông Nam Á (SEARCA) tổ chức, chuyên gia nông nghiệp Đông Nam Á, ông Paul S. Teng cho biết, việc áp dụng công nghệ sẽ là yếu tố quyết định chính của tăng trưởng nông nghiệp.

Ông Teng nhấn mạnh, nông nghiệp kỹ thuật số, chủ yếu liên quan đến Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT), cho phép sức mạnh kiến thức trong nông nghiệp. Chẳng hạn như, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc lớn vào sự ổn định của thời tiết, và Mạng lưới vạn vật kết nối Internet sẽ cung cấp độ chính xác cao hơn đối với thông tin về nông nghiệp, thông qua dự báo thời tiết chính xác hơn.

Mạng lưới vạn vật kết nối Internet đóng góp vào các thông tin về thủy lợi, điều kiện đất đai và địa hình, những yếu tố có vai trò quan trọng trong hoạt động canh tác.

Ngoài ra, các công nghệ trong tài chính (fintech) cũng sẽ là mấu chốt trong phát triển nông nghiệp, cung cấp những khoản vay nhỏ cho nông dân.

Trong đó, điện thoại thông minh là công cụ hợp tác giữa các công ty khởi nghiệp fintech và các tổ chức tài chính trang trại truyền thống.

“Điều này sẽ giúp nông dân xây dựng một nền tảng kiến ​​thức một cách hiệu quả, giúp họ tiếp cận với các điều khoản cho vay ưu đãi, tương quan với hoạt động nông nghiệp của họ”, ông Teng nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ Malaya Business Insight)
 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

TIN MỚI

Return to top