ClockThứ Hai, 11/02/2019 06:30

Tăng tốc đầu năm mới

TTH - Những ngày đầu năm mới, không khí thi đua lao động sản xuất đã rộn ràng khắp các doanh nghiệp, nhà máy. Các công nhân, lao động tập trung sức lực, trí tuệ, phấn đấu giành nhiều thành quả mới trong năm 2019.

Thị trường lao động: Biến động lớn trong kỷ nguyên sốĐào tạo nghề cho lao động nông thôn: Gắn với nhu cầuKhi doanh nghiệp “về làng”

Điều hành hệ thống thông qua phòng điều hành trung tâm

Vận hành không ngừng nghỉ

Tại Nhà máy xi măng Đồng Lâm, công nhân vận hành nhà máy vẫn làm việc xuyên tết, chỉ có bộ phận hành chính được nghỉ. Trong những ngày tết lò quay, trạm nghiền, xuất clinker… đều hoạt động như thường. Các đội xe vận chuyển clinker vẫn đều đặn xuất hàng. Đúng ngày mồng 4 tết, những chuyến xe vận chuyển xi măng bắt đầu nối đuôi nhau vận chuyển xi măng đi phân phối các tỉnh dọc khu vực miền Trung, Tây Nguyên phục vụ xây dựng trong những ngày đầu năm.

Anh Nguyễn Quang Nguyên, Phòng điều khiển trung tâm vừa nhận ca trực từ người bạn của mình hồ hởi: “Làm việc trong những ngày tết là chúng tôi đã chia sẻ với mục tiêu mà nhà máy đang hướng đến. Với lại chúng tôi còn nhận được 350% lương so với ngày thường nên chúng tôi rất phấn khởi".

Năm 2019, nhà máy phấn đấu đạt sản lượng 1.650.000 tấn clinker và 1.300.000 tấn xi măng; doanh thu đạt 1.759 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động 7,5 triệu đồng/người/tháng. Đảm bảo chất lượng sản phẩm vượt mức yêu cầu của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, 100% các lô sản phẩm xuất cho khách hàng đạt yêu cầu tiêu chuẩn cơ sở của công ty. Vì thế, những ngày nghỉ tết, nhà máy bố trí các ca trực sản xuất đều đặn với quân số bảo đảm 100%. Trên 400 cán bộ, công nhân của công ty đều trực sản xuất 3 ca, dây chuyền 2 cũng được khởi công từ tháng 1/2019 để thực hiện mục tiêu trên.

Ông Phạm Phước Hiền Hòa, Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất, Nhà máy Xi măng Đồng Lâm chia sẻ, đầu năm nhu cầu xây dựng tăng cao, các đơn hàng về dồn dập, trong khi xi măng thành phẩm trong kho cũng đã gần cạn, do vậy việc duy trì sản xuất liên tục trong những ngày tết rất cần thiết để bảo đảm đủ lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng. Mục tiêu hàng đầu của công ty là sản xuất đúng kế hoạch, không để xảy ra sự cố, mọi hoạt động đều bảo đảm an toàn.

Sản xuất ngày đầu năm tại Công ty CP Dệt may Huế

Hướng đến mục tiêu chung

Ngay trong sáng 9/2, tức mồng 5 tết, 5.200 CBCNV-LĐ Công ty CP Dệt may Huế cũng bắt tay vào việc. Từ sáng sớm, bãi để xe của công ty đã chật cứng; trong các phân xưởng may, dệt... tiếng máy chạy đều không nghỉ. Hàng trăm công nhân đã có mặt đông đủ tham gia lễ phát động thi đua và bắt tay ngay vào việc sản xuất sau đó.

Với mục tiêu đặt ra trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 96 triệu USD, doanh thu trên 1.800 tỷ đồng, ngoài các thị trường truyền thống như: Mỹ, Hàn Quốc, EU, Công ty CP Dệt may Huế đang tập trung đầu tư thay thế các trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến việc phát triển thêm một số thị trường mới như Nhật Bản, Úc...

Phó Tổng Giám đốc công ty, ông Nguyễn Thanh Tý cho biết, năm 2018 mặc dù ngành dệt may trong nước gặp nhiều khó khăn, song DN vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, tăng 10% so với năm 2017, các chế độ lương thưởng cho CBCNV-LĐ đạt khá cao, góp phần động viên tinh thần trong những ngày đầu năm mới. Với mức thưởng Tết Kỷ Hợi dành cho CBCNV là 1,7 tháng lương, các bộ phận sản xuất là 2,2 tháng lương nên mỗi người được nhận trên 10 triệu đồng tiền tết; ra tết toàn thể CBCNV-LĐ tiếp tục nhận thêm 0,2 tháng lương trong kỳ nhận lương của tháng 2/2019.

Để đạt các mục tiêu đề ra trong năm 2019, công ty đầu tư 200 tỷ đồng nâng cấp thiết bị, mở rộng và nâng công suất hệ thống xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm, đầu tư nâng cấp thiết bị nhà máy sợi và bổ sung thiết bị dây chuyền nhà máy may.

Tại các Khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong ngày 11/2, tức mồng 7 tết, trên 20 ngàn lao động tại các nhà máy, xí nghiệp sẽ đồng loạt ra quân sản xuất đầu năm, nỗ lực thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm 2019 với tinh thần vui tươi, phấn khởi.

Cùng với những hoạch định chiến lược của tỉnh trong năm mới, chuyển mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để phát triển doanh nghiệp, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường… Bước khởi động của các đơn vị doanh nghiệp, nhà máy… trên địa bàn những ngày đầu năm sẽ là đòn bẫy để tỉnh thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội năm 2019. Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,5 – 8,0% trong năm 2019; tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người (GRDP): 1.915 USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 22.700 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 7.210 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh): 34.000 - 35.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt 1.055 triệu USD…

Bài ảnh: Loan - Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Return to top