ClockThứ Bảy, 18/08/2018 06:00

Khi doanh nghiệp “về làng”

TTH - Cần lượng lao động lớn để đáp ứng đơn hàng của các đối tác, trong khi công tác tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã xây dựng xưởng sản xuất ngay tại khu dân cư để thu hút nguồn lao động nông nhàn.

Khó xoay xở khi buộc "nghỉ hưu non" - Kỳ I: Người lao động bị… chêThị trường lao động: Biến động lớn trong kỷ nguyên sốNgười lao động và doanh nghiệp lao đao vì chính sách “nhùng nhằng”

Nghề làm ghế nhựa ở KCN Phú Đa cho thu nhập mỗi tháng 3-4 triệu đồng/người

Thu nhập ổn định

Từ thiếu việc làm ổn định, nhiều người dân ở Quảng Công (Quảng Điền) và Hương Chữ (TX. Hương Trà) đã có việc làm, thu nhập ổn định, mỗi người từ 3,5-4,5 triệu đồng/tháng kể từ khi Công ty CP May xuất khẩu (MXK) Huy Long mở cơ sở may tại các địa phương này.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Trang ở xã Quảng Công chuyên làm nông nghiệp. Sau mùa vụ, lúc “nông nhàn”, chị Trang cũng như người dân muốn tranh thủ thời gian này làm thêm một việc gì đó để có thêm thu nhập. Mong muốn của chị Trang và nhiều lao động được đáp ứng khi một cơ sở may ra đời ngay tại địa phương.

“Từ khi được tuyển vào làm thợ may tại cơ sở may của Công ty CP MXK Huy Long, mọi công việc đồng áng đều do chồng lo là chính, tui chỉ phụ thêm công việc gieo cấy, hoặc thu hoạch lúa; thời gian còn lại chuyên tâm vào công việc may để đảm bảo số lượng sản phẩm công ty giao. Có lúc tui tranh thủ may ban đêm để tăng thêm thu nhập. Từ một nông dân chuyên trồng lúa, nay tui có thêm nghề may, thu nhập ổn định 4,5 triệu đồng/tháng”, chị Trang phấn khởi.

Nghề may tạo thu nhập ổn định cho lao động nông nhàn ở Quảng Công

Em Nguyễn Thị Vân học xong lớp 12, vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên quyết định tìm một nghề phù hợp để phụ giúp cha mẹ. Nghề may được Vân lựa chọn, sau khi học xong nghề em vào Nam làm tại một số công ty, thu nhập 6-7 triệu đồng/tháng nhưng chi phí ăn ở, thuê nhà trọ...cao nên không có điều kiện phụ giúp gia đình. Khi tại địa phương có cơ sở may, Vân liền trở về xin vào làm với thu nhập chừng 4,5 triệu đồng/tháng.

Ông Lê Duận, Chủ tịch UBND xã Quảng Công cho biết, chủ trương của xã và huyện Quảng Điền luôn tạo mọi điều kiện, cơ chế thuận lợi cho các DN đầu tư các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động địa phương. Khi Công ty CP MXK Huy Long đặt vấn đề mở cơ sở may tại Quảng Công, chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, phối hợp với công ty tuyển dụng lao động. Hiện cơ sở này thu hút 75 lao động địa phương, tuổi trung bình từ 18-35.

Tận dụng lao động nông nhàn

Ông Nguyễn Đức Điền, Giám đốc Công ty CP MXK Huy Long đánh giá, mới đi vào hoạt động vài năm nay, 2 cơ sở may tại Hương Chữ (TX. Hương Trà) và Quảng Công (Quảng Điền) của công ty có khoảng 115 lao động, thu nhập bình quân từ 3,5-4,5 triệu đồng/người/tháng. 

Về lâu dài, công ty sẽ mở thêm cơ sở may thành phẩm, tuyển thêm lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu trực tiếp sang các nước. DN cần sự hợp tác, hỗ trợ, cơ chế thuận lợi từ các địa phương. Đây không chỉ là cơ hội nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động nông thôn.

Cũng đầu tư về nông thôn nhưng Công ty CP Liên Minh chọn lĩnh vực sản xuất các loại bàn ghế ngoại thất xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ. Nhiều năm nay, nỗi lo lớn của công ty là thiếu lực lượng lao động phục vụ sản xuất. Lượng lao động bấp bênh, nhiều lúc thiếu hụt khiến công ty không đáp ứng kịp đơn hàng.

Theo thống kê từ Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có trên 10 DN đầu tư xây dựng xưởng sản xuất tại các vùng nông thôn với mục đích huy động nguồn lao động tại chỗ, chủ yếu là các lĩnh vực may mặc, đan sợi nhựa, sản xuất đồ gỗ, thu hút khoảng 3.000 lao động. Thu nhập bình quân mỗi lao động từ 3-5 triệu đồng/tháng. Hiện, một số DN đã và đang đầu tư nhà máy mới tại các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Nam Đông và TX. Hương Trà, như: Công ty CP Liên Minh, Công ty CP Phước Hiệp Thành, Nhà máy may Vinatex…

Tháng 11/2016, công ty đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng xưởng sản xuất tại Khu công nghiệp (KCN) Phú Đa với mục đích mở rộng quy mô sản xuất và tuyển dụng lực lượng lao động ở các vùng lân cận. DN này quyết định đầu tư các nhà xưởng ngay trong khu dân cư, tại các địa phương trong tỉnh để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, đồng thời tạo việc làm cho người dân nông thôn.

Ngoài 2 xưởng sản xuất quy mô lớn tại TP. Huế và KCN Phú Đa, hiện DN đã xây dựng thêm 4 xưởng sản xuất tại các xã Phú Diên, Vinh An, Phú Thanh và Phú Thượng (Phú Vang), tạo điều kiện cho 150 lao động làm việc với mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng/người/tháng. Chị Trần Thị Bé ở xã Phú Xuân cho rằng, nghề đan sợi nhựa rất dễ học, dễ làm và phù hợp với lao động nông thôn. Mỗi khi nhà có việc buổi sáng, chị tranh thủ đi làm buổi chiều; những lúc vào mùa gặt, nghỉ vài ngày rồi bắt tay vào việc.

Theo trợ lý Giám đốc Công ty CP Liên Minh, ông Lương Hoàng Nhật, để tạo điều kiện cho người lao động gắn bó với công việc, DN đang áp dụng chế độ tiền lương “ăn theo sản phẩm”, làm chừng nào hưởng chừng đó và không áp lực về thời gian nên thu hút được nhiều lao động ở các vùng nông thôn. Ngoài ra, DN cho công nhân nhận nguyên vật liệu về nhà làm, sau đó trả lương dựa trên số lượng nhằm giảm áp lực cho các lao động ở nông thôn khi không có điều kiện làm việc tập trung tại các nhà xưởng.

Lãnh đạo nhiều địa phương đều có chung mong muốn các DN mở cơ sở may, hay các lĩnh vực sản xuất khác để tạo thêm việc làm có thu nhập ổn định cho lao động. Phía chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN về mặt bằng, tuyển dụng lao động, hay các nhu cầu khác theo quy định của Nhà nước.

Bài, ảnh: Triều-Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top