ClockThứ Hai, 20/05/2019 14:53

Việt Nam: Công nghệ thông tin là động lực cho đà phát triển

TTH.VN - Ngày nay, ngành CNTT của Việt Nam đang trên đà phát triển và giành được sự tin cậy của toàn cầu, nhất là từ nhiều công ty lớn như Microsoft, Deutsche Bank, Google, CISCO và Disney.

Các quốc gia đang phát triển ở Đông Á đang đối diện với nhiều thách thứcWorld IT Show 2019 nêu bật những tiến bộ mới nhất trong 5G, AIAustralia bổ sung hơn 400 triệu USD cho an ninh quốc giaĐông Nam Á sử dụng công nghệ để giải quyết gánh nặng giao thông

Ảnh minh họa: Human Resources Online

Hãng tin Khmer Times dẫn lời nhận định của các chuyên gia cho thấy, người ta thường không nghĩ và xem Việt Nam như một cường quốc kinh tế. Song chỉ trong vòng 1 thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam đã chứng kiến mức tăng khá cao và dao động trong khoảng từ 6% - 8% trong năm 2018. Số liệu thống kê chỉ ra tình hình phát triển tương đối trái ngược giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, đặc biệt là 5 nền kinh tế phát triển hơn của ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan với GDP tổng hợp giảm từ 5,5% xuống cong 4,5% trong quý vừa qua.

Theo ngân hàng thương mại hàng đầu ở Mỹ Bank of America, các nền kinh tế này được dự báo có thể sẽ tiếp tục chậm lại trong năm 2020. Tuy nhiên, không giống với các nước láng giềng, nền kinh tế ASEAN lại có dấu hiệu phát triển tích cực. Trước đó, Chỉ số nhà quản trị mua hàng của Nikkei (PMI) chỉ ra rằng chỉ số của Việt Nam trong tháng 11/2018 đã tăng lên mức 56,5 – cao hơn so với 53,9 điểm ghi nhận trước đó 1 tháng.

Sau khi tự do hóa nền kinh tế, ngày nay Việt Nam đã trở thành một trong những đứa con cưng của chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc nhờ chất lượng sản xuất tăng và chi phí sản xuất thấp hơn. Nhiều công ty nước ngoài đã đặt nhà máy tại Việt Nam như từ các công ty công nghệ Samsung, LG đến nhà sản xuất ôtô Mercedes-Benz.

Một sự thật rằng trong suốt một thời gian dài, trong bức tranh tổng thể, Việt Nam chỉ được xem như trung tâm gia công sản xuất. Tuy nhiên, trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã và đang âm thầm tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT). Cụ thể, sự tăng trưởng của nền kinh tế Internet của Việt Nam bao gồm du lịch trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông trực tuyến... là những minh họa rõ ràng với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) lên đến 38% trong giai đoạn 2015 – 2018.

Ngày nay, ngành CNTT của Việt Nam đang trên đà phát triển và giành được sự tin cậy của toàn cầu, nhất là từ nhiều công ty lớn như Microsoft, Deutsche Bank, Google, CISCO và Disney. Nhìn lại cách đây 2 năm, Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu khoảng 71 tỷ USD các sản phẩm công nghệ cao cho nhiều nước. Ba nhân tố làm nên sự thành công này của Việt Nam được giới chuyên gia nhận định bao gồm: nhóm lao động tài năng về CNTT. Việt Nam có dân số trẻ và được giáo dục tốt, tỷ lệ biết đọc và biết viết đạt mức 93,7% với hơn 400 trường đại học, cao đẳng cùng 1,6 triệu sinh viên. Ngoài ra, Việt Nam cũng là quốc gia có nguồn nhân lực CNTT nhiều thứ 2 ở châu Á, với tổng cộng 300.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng... tham gia vào thị trường lao động mỗi năm. Thêm vào đó, sự phát triển về CNTT của Việt Nam cũng được thúc đẩy bởi một khu vực tư nhân phát triển với sự hiện diện của các doanh nghiệp nhà nước như Viettel – doanh nghiệp cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông cho Myanmar... Quan trọng nhất, lĩnh vực CNTT tại Việt Nam được hỗ trợ bởi một chính phủ xem cách mạng công nghiệp 4.0 là một ưu tiên chiến lược.

Bên cạnh điểm mạnh, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức như ít lao động đáp ứng đủ yêu cầu trình độ tiếng Anh – điều kiện tiên quyết để phát triển mạnh trên thị trường quốc tế. Do đó, nhìn chung Việt Nam vẫn còn một chặng đường rất dài để khẳng định vững chắc chỗ đứng về CNTT trên toàn cầu, Vincent Mack – nhà nghiên cứu tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) cùng nhiều đồng nghiệp cho hay.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024

TIN MỚI

Return to top