ClockThứ Hai, 06/05/2019 14:20

Các quốc gia đang phát triển ở Đông Á đang đối diện với nhiều thách thức

TTH.VN - Theo nhận định của các chuyên gia, các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á, bao gồm hầu hết các quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với một cuộc chiến khẩn cấp chống lại tăng trưởng toàn cầu chậm chạp, nhất là trong vấn đề thương mại hàng hóa.

Du lịch là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở ASEANWB: Tăng trưởng ở Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chậm lạiLượng khách du lịch đến Đông Nam Á ước đạt 155 triệu vào năm 2022Doanh nghiệp Mỹ tự tin về tiềm năng tăng trưởng ở ASEAN

Ảnh minh họa: ITC

Sau thành công của mô hình phát triển “Phép màu Đông Á” kéo dài trong 50 năm qua, chứng kiến hàng trăm triệu người thoát nghèo, các quốc gia nên nhanh chóng tiến hành tự do hóa thương mại dịch vụ và nghiên cứu tạo nên một hệ thống sinh thái hỗ trợ đổi mới, Tiến sĩ Andrew Mason, nhà kinh tế trưởng đảm nhận khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng thế giới (WB) thông tin.

Trả lời báo giới truyền thông trong lần phỏng vấn bên lề hội thảo, nhà kinh tế Andrew Mason nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách ngành dịch vụ, cải thiện kỹ năng cho lực lượng lao động...

Khi cải cách ngành dịch vụ, điều cần thiết là các quốc gia nên nhìn xa hơn khía cạnh du lịch, hướng đến các dịch vụ chuyên nghiệp khác như lĩnh vực dịch vụ tài chính và dịch vụ công nghệ thông tin.

“Tăng trưởng trong khu vực được thúc đẩy khá cao nhờ vào sản xuất hường ngoại. Do đó, khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu xuất khẩu của các nước”, tờ Straitstimes dẫn lời chuyên gia kinh tế Andrew cho hay.

Tuy nhiên, điểm đáng mừng là mặc dù tăng trưởng thương mại hàng hóa chậm lại, sang thương mại dịch vụ vẫn tiếp tục duy trì được đà phát triển mạnh mẽ và có thể sẽ ngày càng trở thành một phần quan trọng của khu vực.

Ngoài thương mại, các nước đang phát triển ở Đông Á, bao gồm hầu hết các quốc gia ASEAN, trừ Brunei và Singapore, Trung Quốc và Mông Cổ, đều phải đối mặt với nhiều thách thức khác.

Cụ thể, tiến bộ công nghệ nhanh chóng có nguy cơ sẽ thay thế một lượng lớn lao động truyền thống, từ đó khiến tăng trưởng ít trọn vẹn hơn. Sự giàu có đang ngày càng gia tăng cũng đặt ra yêu cầu nặng nề hơn cho chính phủ. Song khu vực hoàn toàn có tiềm năng vượt qua những thách thức này nhờ vào nhiều yếu tố hỗ trợ, trong đó có sức mạnh của chính sách, đường lối quản trị kinh tế hợp lý.

Một ví dụ điển hình là vào năm 2018, khi thế giới bắt đầu xuất hiện nhiều biến động trong môi trường kinh tế, một số quốc gia trong khu vực đã nhanh chóng điều chỉnh chính sách tiền tệ, như điều chỉnh lãi suất hoặc kích thích chính sách tài khóa để chống lại những cơn gió ngược này. Giới chuyên gia cho rằng đây là một điểm khá đặc biệt đối với các nền kinh tế Đông Á và được xem như một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng bền vững của khu vực.

Nhìn về tương lai, các nước cần tìm kiếm những cơ hội mới, những cơ hội phát triển chưa được khai thác, hoặc khai thác chưa toàn diện. Bên cạnh nhiều mục tiêu khác, không kém phần quan trọng, vai trò của đào tạo, nhất là đào tạo đội ngũ lao động tay nghề cao là điều kiện tiên quyết phải thực hiện được, tiến sĩ Andrew Mason tuyên bố.

Đan Lê (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KHU VỰC CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN:
Dự báo tăng trưởng được nâng lên nhờ xuất khẩu công nghệ

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển trong năm 2024, nhờ xuất khẩu liên quan đến công nghệ được cải thiện ở Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), cũng như nhu cầu nội địa mạnh mẽ trên toàn khu vực.

Dự báo tăng trưởng được nâng lên nhờ xuất khẩu công nghệ
Kinh tế phục hồi và tăng trưởng

Với sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn TP. Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, lĩnh vực du lịch tăng trưởng mạnh, thu ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra…, tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng
AI đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các thách thức bền vững của châu Á

Trong những năm qua, châu Á đã phải đối mặt với nhiều thảm họa khí hậu, với hiện tượng thời tiết El Niño gây ra những đợt nắng nóng gay gắt và hạn hán xen kẽ với những đợt bão mạnh hơn và khó lường hơn. Khu vực này cũng đang phải tiếp tục gánh chịu gánh nặng của biến đổi khí hậu đang càng trở nên trầm trọng hơn do nhiệt độ toàn cầu tăng cao.

AI đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các thách thức bền vững của châu Á

TIN MỚI

Return to top